David McCollough Jr với bài diễn văn gây sốc
Thưa các bạn gần xa, kỳ thi Đại học và Cao đẳng 2013 đã kết thúc và đang có kết quả. Tôi là phụ huynh không đi thi, nhưng thực tế tôi đã bị áp lực nhiều, bởi thi vào Đại học thời nay sao khắc nghiệt quá, không giống ngày xưa
Lời đầu tiên, tôi xin gởi cảm ơn đến tất cả bạn bè gần xa đã từng chia sẻ tôi và động viên con trai GIA BẢO trong kỳ thi vừa qua. Và cũng chính nhờ động lực này, con trai GIA BẢO đã chính thức là Tân sinh viên khoa Cơ – Điện tử trường ĐẠI HỌC BÁCH KHOA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. Một niềm vui đến với tôi hơn mọi niềm vui!
Trong kỳ thi qua tôi đã viết: “Thơ với mùa thi”, “Lướt sóng cùng mùa thi”, “Thư gởi con Trai” ... Nay lần dở lại trên mạng, tôi đã đọc được một bài phát biểu của ngài David McCollough trong lễ tốt nghiệp của các học sinh lớp 12 Trường trung học Wellesley High ở bang Massachusetts (Mỹ) đã đánh động dư luận xôn xao. Mời các bạn xem ở địa chỉ:
Và đây bức thư tôi gởi lại cho ngài David McCollough kính mến của tôi.
Thân!
Thân!
Andi Nguyễn Ánh Nhật
Bài phát biểu của Ngài David McCollough
Bài phát biểu của Ngài David McCollough
Tôi là một công dân Việt Nam, vinh dự thay, đây là một Châu lục được cả thế giới gọi là vùng “đang trỗi dậy”, còn ngài quả là một người hạnh phúc hơn tôi vì đang sinh sống ở một lục địa “Thế giới mới”, một nơi mà ai ai cũng ao ước được sống trên mảnh đất ấy như ngài.
Qua sử sách đã ghi, tôi biết lục địa của ngài từ xa xưa được Christopher Columbus phát hiện ra hồi thế kỷ 15, là vùng đất hoang sơ nhưng tươi đẹp và nhiều hứa hẹn. Còn riêng đất nước Mỹ của ngài cho đến bây giờ đã bình yên được suốt mấy trăm năm, và mọi công dân luôn tự hào bởi một “Tuyên ngôn độc lập” nổi tiếng năm 1776. Ở đó quyền con người và quyền công dân được chính thức công bố trước toàn thể nhân loại và được đề cao như một sự thách thức đối với chế độ thực dân cũng như chế độ quân chủ chuyên chế đang thống trị “hoành hành” khắp lục địa Bắc Mỹ và Châu Âu lúc ấy. Và tôi cũng chưa được biết cha ông của ngài thuộc dòng người di dân nào đến với nước Mỹ, như họ đã góp được gì cho quá trình phát triển và hình thành nên một cộng đồng như nước Mỹ hôm nay – Vô cùng tiến bộ, năng động và đa dạng nền văn hóa
Ngài David McCollough thân mến! Tôi đã mang dòng máu đỏ da vàng và rất tự hào, tự tôn dân tộc chúng tôi. Thưa ngài, bài học lịch sử đầu tiên tôi đã học và dân tộc tôi ai cũng tự hào truyền thuyết đậm chất sử thi “Lạc Long Quân và Âu Cơ”- Truyện kể trăm trứng nở trăm con để rồi năm mươi con xuống biển, năm mươi con lên rừng… (!), và lịch sử đất nước chúng tôi có ngàn năm dựng nước và giữ nước...
Thưa ngài David McCollough! Từ ngày hòa bình lập lại và thống nhất nước nhà năm 1975, con em chúng tôi đều được học hành dưới mái trường XHCN và ngay từ bài học vở lòng chúng đã phải ê a học thuộc: “Đất nước ta giàu có, có rừng vàng, biển bạc….”. Rồi hàng năm con em chúng tôi luôn được tiếp thu cái mới, cái thường xuyên được gọi là “Cải cách giáo dục”. Và cho đến nay chúng tôi đã thấy điều “hiệu quả” nhất của việc “Cải cách giáo dục” là mỗi năm học theo cấp độ lớn hơn, con em chúng tôi phải mang sách vở đến trường mỗi ngày nhiều thêm!?. Ngài David McCollough có biết, dân tộc Việt Nam tôi xưa nay có truyền thống nhẫn nại và chịu đựng, nên những chiếc cặp thật nhiều sách vở và nặng đến tưởng chừng như còng lưng, gãy cổ, nhưng con em chúng tôi vẫn thong thả như….. “giọt đàn bầu !”….
Con em chúng tôi "oằn lưng" vác cặp mỗi ngày
Ngài David quý mến! Dân tộc tôi từ xưa đến nay còn có truyền thống hiếu học và đã có nhiều con em đã đạt nhiều giải thưởng lớn trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc tế. Như ngài đã biết những Lê Bá Khánh Trình, Lệ Tự Quốc Thắng hay Trần Nam Dũng đã từng “làm mưa, làm gió” trong những kỳ thi toán học quốc tế. Dân tộc tôi đã sản sinh ra những người con “văn võ song toàn”, anh hùng trong mặt trận chống giặc ngoại xâm và thông minh trên mặt trận văn hóa. Và nền giáo dục của đất nước chúng tôi rất ưu việt, luôn luôn lấy “Tiên học lể, hậu học văn” làm nền tảng cho cả hệ thống giáo dục, làm kim chỉ nam, làm sợi chỉ xuyên suốt trong quá trình học tập của mọi người....
Thưa ngài! Nhiều người cho rằng bài phát biểu của ngài trong lễ tốt nghiệp của các học sinh lớp 12 Trường trung học Wellesley High ở bang Massachusetts (Mỹ) đã qua thực sự là sốc, là khác thường, là vân vân và vân vân.... Nhưng đối với tôi, ngài không có gì gọi là khác thường, bởi ngài đã được sống và làm việc trong một đất nước tự do và dân chủ, ở đó ngài có thể nói những gì ngài muốn nói. Ngài được dân chủ, thẳng thắn trong việc dựng xây cho một nền giáo dục hữu ích. Hơn nữa, ngài có một điều rất “lợi thế” là xung quanh ngài có rất nhiều người “uy quyền” nhưng họ đã “luôn luôn lắng nghe và luôn luôn thấu hiểu”…
Thưa ngài, tôi đồng ý lời phát biểu của ngài: “Các em được người lớn ngợi khen đến tận trời xanh, được gọi là cục cưng. Đúng vậy đó. Chúng tôi đã ở bên cạnh các em trong các trò chơi, vở kịch, các cuộc biểu diễn âm nhạc, hội chợ khoa học. ..”. Bởi cũng như ở đất nước tôi, Hồ Chủ Tịch từng dạy “Trẻ em như búp trên cành, biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”. Đó là quyền sống, quyền hưởng thụ của một thế hệ tương lai đất nước, ở đó các em được tất cả những gì mà các em cần có để được sống và lớn lên một cách lành mạnh và an toàn. Các em không chỉ là người tiếp nhận thụ động lòng nhân từ, bảo che của người lớn, mà các em là những thành viên tham gia tích cực vào quá trình phát triển, ngoài học hành các em được vui chơi và giải trí…..
Nhưng thưa ngài, mỗi mùa hè hàng năm, tôi đã nhìn thấy nhan nhản hàng ngàn con em ở những đất nước tiến bộ như nước Mỹ của ngài đã sang đất nước hình chữ S chúng tôi để thư giãn, du lịch cho một mùa hè bổ ích. Còn con em chúng tôi phải vùi đầu nhồi nhét những kiến thức học thêm, “học vẹt”, “học trước” chương trình của năm sau, để bước vào năm học mới học thêm…. lần nữa. Đây là vấn nạn, là hậu quả của sự thiếu trách nhiệm, thiếu triệt để lâu năm của ngành giáo dục Việt Nam, mà toàn xã hội chúng tôi như bó tay và lo sợ cho thế hệ tương lai. Chúng tôi đã báo động, nhưng những người có trách nhiệm vẫn chưa tìm ra lối thoát cho nền giáo dục đang khủng hoảng toàn diện. Nền giáo dục đang duy ý chí, chưa dạy cho con em chúng tôi phải độc lập một tư duy sáng tạo mà chỉ biết nhồi sọ “nhồi qua, nhai lại” như một chú vẹt con.
Cõng chữ, trèo non đến trường
Tôi biết đất nước của ngài trong xã hội, ngoài đời còn tràn ngập nhiều vấn nạn và gương xấu, nhưng trong giáo dục của đất nước ngài ít có tiêu cực hay vấn nạn học hè, học thêm….Nhưng đây ở đất nước tôi “học thêm” lại như một vòng kim cô, là một sức ép tâm lý đang đè nặng lên tâm hồn các con em chúng tôi. Bởi hiện nay thi tuyển đầu vào không cần học giỏi, chỉ cần đi học thêm để “học tủ”, học thuộc lòng những “bộ đề” mà người ta sắp thách đố trong mỗi kỳ thi tuyển.
Ngài David McCollough! Xin thưa với ngài đất nước tôi đã trải qua bao nhiêu đời Bộ trưởng nhưng chưa bao giờ tôi nghe được một câu nói như ngài David kính yêu của tôi: “Xin chào mừng các em đến với cuộc đời thực !”. Đời thực của các em học sinh ở Mỹ ngày nay là gì hỡi ngài David McCollough? Còn đời thực của con em Việt Nam chúng tôi ở ngoài cổng trường là vấn nạn đau đầu. Cả xã hội Việt Nam đang nhức nhối về hàng loạt những vụ bạo lực học đường xảy ra như cơm bữa. Những clip đánh đập với nhau cứ đua nhau lên Youtube.com ngày này sang ngày khác như một bộ phim truyền hình nhiều tập.
Ở nước Mỹ xa xôi, ngài David McCollough có đồng ý với tôi rằng, đó là hệ quả tất yếu của một nền giáo dục lệch lạc lâu ngày, như một quả bóng căng phồng đã đến lúc phải nổ tung. Và chúng tôi không biết cho đến bao giờ những nhà tâm lý học, xã hội học và những người làm công tác giáo dục Việt Nam phải vào cuộc một cách triệt để tìm ra giải pháp cho vấn đề nan giải này đây!?. Ngài có biết chúng tôi là những bậc phụ huynh hiện nay lo âu rằng, sẽ đến một ngày nào đó phải đau xót cho tình thương yêu bạn bè và giúp đỡ lẫn nhau của con em chúng tôi bị mất hết, rồi có thể điều ấy như là thứ xa xỉ hay chỉ là một thứ viễn mơ trong học đường XHCN.
Còn nữa, ngài có biết rằng ở đất nước tôi, những con em chúng tôi đâu phải như là những học sinh ở trường Wellesley High của ngài, Đó là một nền giáo dục phương Đông mà hàng ngày con em chúng tôi phải chứng kiến và đau khổ biết chừng nào khi những thần tượng của mình sụp đổ. Một nhân vật “Vàng Anh” cùng tên của một bộ phim truyền hình nhiều tâp, được tất cả con em chúng tôi sùng bái và mến mộ, rồi bỗng dưng một clip sex tung lên. Một chú chim Vàng Anh được yêu thích trong câu chuyện cổ tích “Tám Cám” ngày xưa bỗng dưng “chết ngắt” trong lòng con em chúng tôi.
Bà TƯNG hết showbiz lại tấn công vào HỌC ĐƯỜNG
Bà TƯNG hết showbiz lại tấn công vào HỌC ĐƯỜNG
Ngài ạ, nếu Pháp có truyện cô gái Lọ Lem, Đức có Cô Tro Bếp, Trung Quốc có Nàng Diệp Hạn, hay Thái Lan có Con Cá Vàng, còn ở đất nước tôi chú chim Vàng Anh là hình ảnh của một Cô Tấm hiền thảo và tốt bụng. Vậy mà khi Clip “nổi đình nổi đám” ấy tung lên đã làm con em chúng tôi có đứa bỏ ăn, bỏ uống mấy ngày trời, tội nghiệp!
Hàng ngày con em chúng tôi còn trở thành nạn nhân bởi những chiêu trò tạo ra scandal để nổi tiếng của người lớn. Những bức hình Nude trâng tráo cứ nhan nhản tung lên trên mạng, một Ngọc Quyên như là con châu chấu, Mai Hải Anh như một con bạch tuộc vùng biển Nha Trang hay Ngọc Trinh như là con heo mộng thịt, rồi Thái Nhã Vân “thoát” trong cửa thiền, nay lại bà Tưng mất nết, hư thân lại muốn hăm he "xông" vào học đường của trẻ nhỏ v.v.v làm con em chúng tôi nhiễm bệnh.
Thưa ngài David McCollough! Cả thế giới trước đây đều biết ở đất nước ngài có Tổng thống Abraham Lincoln từng gửi thư đến cho một thầy hiệu trưởng: “Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này, rằng không phải tất cả mọi người đều công bằng, tất cả mọi người đều chân thật. Nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết cứ mỗi một kẻ vô lại ta gặp trên đường phố thì ở đâu đó sẽ có một con người chính trực; cứ mỗi một chính trị gia ích kỷ, ta sẽ có một nhà lãnh đạo tận tâm. Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết; nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết rằng một đồng đôla kiếm được do công sức lao động của mình bỏ ra còn quý giá hơn nhiều so với năm đôla nhặt được trên hè phố…”
Còn đất nước tôi đang có một hệ thống giáo dục với chương trình nhồi nhét….."ưu việt", và các bậc phụ huynh chúng tôi phải chạy trường, chạy điểm theo "phong tào" để con em đến được nơi coi là “có lý” . Người dân chúng tôi ai ai cũng thuộc lòng : “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà” của cụ Đồ Chiểu. Nhưng vấn nạn thi cử là của trẻ nhỏ, còn nạn chạy trường chạy lớp là của người lớn hiện nay ở đất nước chúng tôi lại là ……. “chuyện thường ngày ở huyện” và gần như bó tay!. Công luận và truyền thông hàng ngày lên tiếng nhưng mọi căn bệnh trong giáo dục cứ mỗi ngày trầm kha. Nếu kỳ thi tốt nghiệp ở bên đất nước ngài là thật sự có giá trị và ý nghĩa thì đất nước tôi thi cử quả là hài hước, ảnh hưởng nặng nề của căn bệnh thành tích như là muôn thuở không có thuốc chữa.
Với thuốc tây ở đất nước Mỹ của ngài mang sang, con em chúng tôi cũng phải “Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng”, nhưng kết quả thi tốt nghiệp lớp 12 con em chúng tôi chỉ “tư duy đơn giản” là “Không cần đọc và dò kết quả” thật là có một không hai trên thế giới, phải không ngài David? . Và tôi cũng tin chắc ở đất nước của ngài không thể có những “cao trào” và bảng thông báo kiểu này chứ? Mong ngài xem ảnh kế bên mà ngẫm nghĩ….
Bảng thông báo ...trời ơi!
Bảng thông báo ...trời ơi!
Chắc ngài sẽ lạ lùng và “ngạc nhiên chưa!” về những con số trống rỗng nhưng đầy sức mạnh để người lớn có thể “thăng quan tiến chức”. Tôi nghĩ chính điều này đã giết chết sự trung thực, lòng tự trọng của nhiều con người trẻ tuổi, một thế hệ quyết định đến sự tồn vong của đất nước sau này. Nghĩ về câu “hiền tài là nguyên khí của quốc gia” của cha ông xưa mà chúng tôi hổ thẹn.
Thưa ngài, nếu như ngài đã nói: “Trước khi các em tỏa đi khắp nơi, tôi kêu gọi các em hãy làm những gì mình yêu thích và tin tưởng. Hãy kháng cự lại sự thỏa mãn nhất thời, vẻ lóng lánh bề ngoài của vật chất, sự tê liệt của lòng tự mãn. Hãy xứng đáng với những lợi thế mà mình có”. Thì ở đất nước chúng tôi, học xong bậc phổ thông trung học, các em học sinh phải đối phó với những vấn đề hóc búa mà xã hội mang đến. Đó là 20 năm trước, nếu sinh viên Việt Nam tốt nghiệp Đại học với tấm bằng cử nhân trong tay, thì đoan chắc có thể tìm được việc làm cho mình thì nay những tấm bằng ấy đã trở nên vô dụng. Ở đất nước tôi có vô số sinh viên ra trường phải đi bán kẹo kéo, phải làm đủ thứ nghề không phải chuyên môn để mưu sinh. Vì sao?
Trước nhất là trường Đại học được mở ra tràn lan, rải rác trên khắp nước Việt thân yêu một cách vô tội vạ, theo tìm hiểu của tôi có đến 186 trường Cao Đẳng, 61 trường Đại học Dân Lập, 21 trường Đại học Địa phương, 23 Học Viện và 86 trường Đại học công lập. Một con số khủng khiếp, nhưng không có chất lượng đào tạo cũng như đầy đủ cơ sở vất chất để dạy và học. Như ngài đã biết qua kênh thông tin, trường Đại học Phan Thiết với quy mô “3 không” : Không giảng đường, không giảng viên, không thiết bị học tập mà cơ sở vật chất được tính đến từng đôi đũa cái chén, rồi đến nồi xoong chảo……Hay Đại học Văn Hiến tồn tại bao nhiêu năm chuyển đổi và di dời đến nay gần như chết yểu v.v.v.
Sự gia tăng con số các trường đại học ở Việt Nam đã khiến việc kiếm một tấm bằng Kỹ Sư hay Cử Nhân thật dễ dàng hơn bao giờ hết. Và một lý do nữa là việc cắt giảm công việc ở trong mỗi công ty trong thời buổi khó khăn chung hiện nay. Do vậy nên ngài cũng thừa hiểu nhiều sinh viên của con em chúng tôi thay vì phải rời trường đại học, cao đẳng để ra làm việc mang lại sản phẩm cho xã hội, họ lại phải tiếp tục học để lấy bằng cao hơn, như một giấy thông hành để mong việc kiếm việc làm sẽ dễ dàng hơn.
Sự gia tăng con số các trường đại học ở Việt Nam đã khiến việc kiếm một tấm bằng Kỹ Sư hay Cử Nhân thật dễ dàng hơn bao giờ hết. Và một lý do nữa là việc cắt giảm công việc ở trong mỗi công ty trong thời buổi khó khăn chung hiện nay. Do vậy nên ngài cũng thừa hiểu nhiều sinh viên của con em chúng tôi thay vì phải rời trường đại học, cao đẳng để ra làm việc mang lại sản phẩm cho xã hội, họ lại phải tiếp tục học để lấy bằng cao hơn, như một giấy thông hành để mong việc kiếm việc làm sẽ dễ dàng hơn.
Trong điều kiện xã hội chúng tôi hiện nay, nhiều con em giỏi đổ xô vào những ngành hot như Ngân hàng, Sư phạm, Y khoa…., điều này cũng giống như ngài đã nói: “có thể giết chết sự trung thực, sự tự trọng của nhiều con người trẻ tuổi, thế hệ quyết định mọi sự tồn vong của đất nước sau này”. Số còn lại con em chúng tôi là luôn tìm cơ hội để làm việc ở nước ngoài với niềm hy vọng là chen chân được sống ở một xã hội phồn vinh như đất nước ngài. Ngài có biết ở Việt Nam nhiều học sinh ở nông thôn muốn được ra học ở những thành phố lớn như Saigon, Hanoi .v.v.v với hy vọng sau này sẽ được ở lại nơi đây làm việc, hốt bạc và sống cuộc sống tiện nghi. Nhưng thực tế đã có nhiều con em không thể bon chen được những nơi này và đã trở về nhà với giấc mơ tan vỡ
Một thực tế nữa ai cũng đều nhận ra và không thể phủ nhận là con em hôm nay tự lập trễ hơn chúng tôi ngày trước. Trước đây chúng tôi rời cha mẹ đều sống tự lập, tự tìm nguồn trang trải để bù vào thêm khoản nhà nước đã “bao cấp” cho giáo dục, thì ngày nay con em chúng tôi phải ở lại với cha mẹ lâu hơn vì chưa có công ăn việc làm ổn định
Ngài David McCollough thân mến! Thư gởi đến ngài tôi có thể và muốn tâm sự với ngài đến 1001 chuyện giáo dục ở Việt Nam. Song thư đã dài dù tôi mới chỉ nói với ngài chỉ có một vấn đế nhỏ. Cảm ơn ngài đã cố gắng đọc thư tôi. Chúc ngài mạnh khỏe. Hẹn thư sau.
Trân trọng!
Andi Nguyễn Ánh Nhật
Trân trọng!
Andi Nguyễn Ánh Nhật