Chủ Nhật, 14 tháng 7, 2013

Luận câu chuyện tình nổi tiếng trong Tiểu thuyết “NHỮNG CÂY CẦU Ở QUẬN MADISON”


“Những cây cầu ở Quận Madison” của tác giả Robert James Waller là cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất năm 1992.  Đó là câu chuyện về một người phụ nữ Ý có gia đình nhưng cô đơn sống ở Quận Madison bang Iowa vào những năm 1960. Bà đã dấn thân vào tình yêu với một nhiếp ảnh gia làm việc cho tạp chí National Geographic. Ông từ Bellingham, Washington đến Quận Madison để làm một cuốn sách ảnh về những câu cầu có mái che trong khu vực.  Cuốn tiểu thuyết được trình bày như một câu chuyện thật được tiểu thuyết hóa, nhưng thật ra là một tác phẩm hư cấu hoàn toàn.  Tuy nhiên, tác giả đã tiết lộ trong một cuộc phỏng vấn rằng có những điểm rất giống nhau giữa ông và nhân vật chính.
Tiểu thuyết này là một trong những tác phẩm bán chạy nhất của thế kỉ 20, với 50 triệu bản được bán ra trên toàn thế giới.
Những cây cầu ở Quận Madison được dựng thành phim cùng tên vào năm 1995 theo kịch bản của Richard LaGravenese và do Clint Eastwood đạo diễn.  Hai ngôi sao điện ảnh Eastwood và Meryl Streep đóng vai chính.
Dưới đây là một vài ý kiến của tôi về câu chuyện tình nổi tiếng trong cuốn tiểu thuyết này
Các bạn có thể đọc tác phẩm tại đây:
Andi Nguyễn Ánh Nhật
HÔN NHÂN VÀ MỘT TÌNH YÊU LÃNG MẠN
Đầu tiên phải nói rằng đây là cuốn tiểu thuyết được viết bằng ngôn ngữ có nhiều sắc, mang đậm chất ngọt ngào và lãng mạn của câu chuyện tình muộn, một trong những mối tình “bất tử” của thế giới văn học lãng mạn phương Tây. Rồi sau đó năm 1995, cuốn tiểu thuyết này cũng sản sinh ra một “đứa con” kinh điển giữa văn học và điện ảnh như trước đó đã từng có : “Cuốn theo chiều gió” của Magaret Mitchell, “Đồi gió hú” của Emily Bronte, “Tiếng chim hót trong bụi mận gai” của Colleen McCullough, hay là một tác phẩm tiểu thuyết gây tranh cãi nhiều nhất gần đây như “Lolita” của Vladimir Nabokov..
Tiểu thuyết “Những cây cầu ở quận Madison” đã được nhiều nhà bình luận văn học trong nước cũng như ngoài nước "bình và luận" những luận điểm cho riêng mình. Nói chung đây là một tác phẩm được nhiều người đánh giá là một cuốn tiểu thuyết kinh điển của hiện thực lãng mạn. Câu chuyện đã mang lại cho mọi người nhiều giá trị tinh tuý về  tình yêu, về lẽ sống. Sồ còn lại, ở mức độ nào đó là các nhà đạo đức học hay triết gia đều có thái độ gay gắt trước loại nghệ thuật “có ma lực ngôn ngữ này” cho một tình yêu của Robert KincaidFrancesca. Riêng tôi nghĩ, chính sự “mâu thuẫn” và trái ngược này cũng là điều đã mang đến sự thành công của  nhà văn Rorber James Waller, bởi bằng ngòi bút của mình ông đã xây dựng được một hình tương đẹp đẽ bằng ngôn ngữ mang nhiều âm điệu làm xúc động lòng người ! Và khi ai đó đọc câu chuyện cũng bị cuốn hút, ma mị vì sự tài tình của Robert James Walles. Đó là ở chỗ ông biến sự “mù quáng của dục vọng” thành “đối tượng tâm tư ngẫu nhiên” và cuối cùng là “ý thức bản thân được thỏa mãn”.
Những chiếc cầu có mái che ở quận Madison.
Đây cũng là điểm đặc trưng chung của văn học lãng mạn nước ngoài, mà khi đọc, dù là người khó tính nhất cũng dần dà có thiện ý, thông cảm cho một tình yêu, rồi xóa dần nỗi hoài nghi về tình yêu bằng linh cảm, cũng như bằng điều đã đọc sau những trải nghiệm. Đọc câu chuyện tình yêu này như có, như không, có bắt đầu và có kết thúc là …..chia xa, một motip mà người ta thường thấy của một tình yêu đẹp và bất tử. Nhưng ở đây Robert James Waller sắc tưởng trong lối viết văn quá tài tình, ở đó thế giới tình yêu của Robert KincaidFrancesca được thu nhỏ đến một khoảng thời gian không thể ít hơn nữa cho một cuộc tình đẹp như mơ. Tôi cho rằng có khi người đọc lại suy xét với “ma trận” như thế nhiều khi đã xảy ra ngay trong cõi lòng mình, hoặc đã từng gặp đâu đây trên cõi nhân gian này !?.
Bởi thế, nên ngay ở tập đầu “Những cây cầu ở quận Madison” được trình làng là đã ……“hút hàng” và người ta đã bán được hơn 50 triệu bảng. Hơn nữa, điều người ta thường thấy ở những tác phẩm văn học hay điện ảnh ngay khi được bán ra là nổi tiếng, điều ấy tất nhiên người ta sẽ làm tiếp tập 2, 3.... Và nhà văn Robert James Waller cũng vậy, ông đã phải làm một điều không thể khác hơn là viết tiếp tập 2 (Xuất bản năm 2003) được mọi người trên thế giới hưởng ứng, được dịch ra 35 thứ tiếng.
Tóm lại trong tác phẩm “Những cây cầu ở quận Madison” nhà văn Robert James Waller đã đưa người đọc đến một “lý tưởng cao nhất” của tất cả những gì đã kết tinh từ cuộc sống, là sự ngọt ngào đầy lưu luyến của một khát vọng về sự đẹp đẽ trong tình yêu đến độ thật khó tả và không tên. Chính vì thế ở trang bìa 4 của cuốn sách được bán kỷ lục này viết “Nếu bạn là người đã từng trải qua một tình yêu đích thực trong đời, một tình yêu vì lý do nào đó không toại nguyện, bạn sẽ hiểu vì sao cuốn tiểu thuyết xinh xắn này đã làm cho người đọc khắp nơi trên thế giới xúc động đến thế, đến nỗi nó trở thành một hiện tượng xuất bản”.
Thế nhưng……!!??.

                 Những chiếc cầu có mái che ở quận Madison.
Một góc nhìn khác!
Câu chuyện tình của Francesca Robert Kincaid chúng ta bàn sau. Trước hết hãy nói về người chồng trên cả tuyệt vời Richard,  có một chi tiết là trước khi qua đời, khi Francesca đã ngồi bên ông trong bệnh viện ở Des Moines, Richardđã nói : “Francesca, anh biết em có những giấc mơ riêng. Anh rất tiếc đã không đem lại được cho em những giấc mơ ấy.”. Tôi nghĩ đây mới là giá trị nhân bản và nhân văn luôn song hành trong tình yêu mà con người đã luôn mơ màng về một thế giới "tình yêu tuyệt hảo", nó đâu đây và đang mời gọi không ngừng. Đọc lời tâm sự trên của Richardta  mới thấy đây chính là khoảnh khắc cảm động nhất trong đời sống vợ chồng của RichardFrancesca. Thật đẹp cho một tình yêu vĩnh cửu, bởi trong quãng đời giữa Richard Francesca, ông không thể cầm nắm, sờ được vào điều "vĩnh cửu" ấy, mà chỉ có thể cảm nhận về một tình yêu bất diệt. Và điều đó đã có thật trên thế gian này. Tôi nói vậy không phải rằng cái thứ quý giá nhất chính là “cái không có được”“cái đã mất  đi” và cái đó mới gọi là vĩnh cửu
Còn tình yêu của Robert KincaidFrancesca? Nhà văn Robert James Wallesviết : “Anh có một điều muốn nói, một điều duy nhất; anh sẽ không bao giờ nói lại lần nữa, với bất cứ ai, và anh yêu cầu em nhớ: Trong cái vũ trụ đầy nhập nhằng, thứ chắc chắn trong tay như thế này chỉ đến một lần duy nhất và không bao giờ có nữa, dù em có sống bao nhiêu cuộc đời.” .Vậy đó cũng là “dạng” tình yêu vĩnh cửu hay là còn gì khác!?. Tình yêu vĩnh cửu là như có, như không và không còn là gì .....!
Tôi không phải là nhà văn, tôi không có nét tương đồng trong tính cách như nhân vật Robert Kincaid, nhưng với con người lãng tử như ông quả là tôi rất thích: “Lang thang khắp thế giới kiếm tìm những câu chuyện và hình ảnh làm mê hoặc những kẻ thích phiêu lưu.”. Vả lại ông là người ít có: “Là một người lang bạt vô tư, một kẻ độc hành vô gia cư, ông du lịch từ nơi này đến nơi khác gặp gỡ những con người thú vị, mến mộ và yêu thương họ rồi ra đi mang theo mình những ký ức vui vẻ, những lời nói tử tế cùng những hình ảnh đẹp”.
Còn với Francesca (?), bà nghĩ gì khi tình yêu của người tình Robert Kincaidmang tới? “…Francesca không trả lời, bà tự hỏi về con người say sưa với màu sắc của bầu trời, người có làm thơ chút ít và viết tiểu thuyết chút ít. Người chơi đàn ghi-ta tài tử, người kiếm sống bằng chụp ảnh và mang dụng cụ nghề nghiệp nơi ba lô đeo lưng, đi khắp các nẻo đường. Người giống như gió. Lung lay như gió. Và có lẽ sẽ trở về với gió…”. Tình yêu của Francesca đơn giản vậy ư?
Tôi biết sự tao nhã luôn luôn thống trị tâm linh của con người, chính nhà “Tình yêu học” Ovidius Naso cũng từng bàn đến chuyện này trong tình yêu, đó là “thứ bùa mê” thường làm cho người phụ nữ nhanh chóng ngã vào lòng người đàn ông. Tôi nghĩ cái ma lực “tao nhã” của người nghệ sĩ Robert Kincaid chính đã làm cho sự tiếp xúc tâm lý của hai người trong cái nhìn đầu tiên trở nên tinh tế và phóng khoáng hơn nhiều. Và Francesca bị mê hoặc.
Bởi thế bức tranh và hình hài của Robert Kincaid trong tiểu thuyết, nếu ai đó hỏi có phải ông ấy là một con ong đi trong cõi lang thang tìm hoa, hay tìm tình yêu đích thực cho chính mình? Không biết và tôi cũng không bàn điều này. Tôi chỉ biết Robert Kincaid là một nghệ sĩ đích thực, là con ong thợ cần mẫn của các không gian siêu đẹp trên những chiếc cầu quận Madison. Còn qua câu chuyện tình của ông với Francesca, ngoài đời tôi thấy rất nhiều và rất nhiều những câu chuyện tình na ná như vậy, nó thường luôn có trong nhịp đập trái tim của những người nghệ sĩ lớn như  ông. Có khi chỉ một cái chạm ngõ vô tình của người nghệ sĩ là có thể đã làm cho một cô gái thổn thức, còn người khác lại tương tư với một cõi riêng dấu nhẹm....
Còn một khía cạnh nữa ta cũng phải nghĩ về trách nhiệm với tình yêu của Robert Kincaid!?. Ông là một người đàn ông lãng tử mà tao nhã, phóng đãng mà nhẹ nhàng, tôi nghĩ Robert Kincaid có đủ “bản lĩnh và khả năng” để thuyết phục Francesca cùng mình đi về Bellingham, Washington để hưởng thụ và sinh sống vì một tình yêu như họ đã có trong tay!?. Nhưng vì sao Robert Kincaid không làm điều này?. Với riêng tôi, anh ta là người đáng trách, tôi nghĩ phần lớn những người đọc tác phẩm này đã bị “ma lực ngôn ngữ” của nhà văn Robert James Walles đã tài tình phủ ngập một Robert Kincaid đầy cao thượng, thà một mình hy sinh, thà một mình cô đơn, và cuối cùng chết trong buồn tẻ, để rồi anh ta rũ bỏ những ràng buộc thuộc phạm vi đạo đức và trách nhiệm mà lẽ ra Robert Kincaid phải gánh vác và che chở cho tình yêu.!
Còn Francesca chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi “Chồng vắng nhà” ấy, bà đã bị Robert Kincaid thắp lên một ngọn lửa trong đêm tối của nông trại Francesca, một thứ ánh sáng như là tia chớp, rồi tắt đi mà về sau vẫn dai dẳng một hơi ấm nồng đến cả hơn mười mấy năm sauFrancesca mới thổ lộ với mọi người. Đó chính là sự phản lộ của một  tình yêu mà Francesca đã có, lại mang tính sinh mệnh do số phận, do an bài. Nhưng không, tôi nghĩ đây hãy là điều sám hối trong tâm thức chính của Francesca thì hay hơn....
                       Những chiếc cầu có mái che ở quận Madison.
Có đáng tha thứ không?
Trong câu chuyện “Tình yêu tiểu thuyết” đây, nhân vật chính là Francesca. Người đàn bà ầy ra sao? Lẳng lơ hay lăng loàn!?. Có! Francesca đã có một tình yêu ngoài hôn nhân, điều mà đạo đức mãi mãi nói “không” với chuyện này. Thật ra có một điều tôi rất tiếc rằng nhà văn Robert James Walles đã không dùng lý trí của mình để chạm thẳng vào mặt đạo đức muôn thuở trong suy nghĩ của con người, mà dùng sự quyến rũ cảm tính của mình để tước đi đạo đức.
Ông quá tài tình diễn tả cuộc tình ngoài hôn nhân này thật lãng mạn, thuần khiết và làm say mê lòng người. Ông xây dựng cho bản năng của Francesca trỗi dậy và được giải phóng tự do. Vì thế Francesca quên đi rằng chính người chồng Richard Johnsonmới là người thực sự mang bà ta đến với cuộc đời, đến với bến bờ của hạnh phúc “…Giúp cô thoát khỏi nghèo khó và tuyệt vọng để đạt được giấc mơ đến vùng đất hứa….”.Và chi tiết này nghĩ thật đáng trách cho một Francesca đã quên đi người chồng Richard Johnson hiền lành và tốt bụng.
Đúng hôn nhân cần sự lãng mạn, nhưng Francescađã thiếu điều này khi sống với Richard ở nông trại. Và ở Mỹ tất nhiên thiếu luôn cả sợi mì ống phải to và ngon như ở trong những câu chuyện cổ tích của xứ sở hình chiếc ủng mà bà đã sinh và đã sống ở thì con gái?. Mọi thứ không phải là “tội” của người chồng Richard, sao bà lại chở trên mình một tình yêu riêng với Robert Kincaid đến …. “nặng trịch” vậy?. Há cũng từng có một thằng gù ở nhà thờ Đức Bà nhân danh tình yêu lại vác trên lưng mình một cây thánh giá quá lớn. Và có thể thêm nữa, đây Francesca !
                              Nàng Francesca trong phim!
Tôi lần nữa nói thêm chuyện tình của “Ro - Fran”là một câu chuyện tình đậm màu tiểu thuyết, điều đó rất dể lôi cuốn được người đọc cùng với giọng văn của Robert James Waiies như ma mị. Song cũng bởi điều đó mà ta quên hỏi lại chính mình là đã “bỏ quên” một nhân vật khác đáng thương không kém trong chuyện tình ngang trái của họ đó là người chồng ít được nói đến?. Tôi biết tác giả đã thật khôn khéo cho tình yêu mạnh hơn tất cả, Francesca hoàn toàn có thể bỏ gia đình để theo tiếng gọi của con tim, song ông đã “không cho” họ tiếp tục mối quan hệ này, rồi "Của Ceasar trả lại cho Ceasar" để cho người đọc nhẹ nhỏm ….
Nhưng còn chúng ta? Chúng ta cũng phải nghĩ, chính tình yêu vụng trộm này, người tổn thương nhiều nhất vẫn là những người bị phản bội như Richard và điều ấy đã làm tổn hại niềm tin vào tình yêu và cuộc sống hôm nay. Như mới đây ngôi sao màn bạc Kristen Stewart và đạo diễn  Rupert Sanders đã đẩy người vợ của mình là Liberty Ross đến chỗ là một người phụ nữ đáng thương. Họ là cái gì? Là hằng đêm Kristen Stewart có thể đọc hàng trăm tin nhắn như Robert Kincaid đã viết cho Francesca: “Trong trí tưởng tượng của anh, trong những buổi sáng mờ sương hoặc những buổi chiều mặt trời trồi lên khỏi mặt nước phía tây bắc, anh cố nghĩ xem em đang ở đâu trong cuộc sống của em, em đang làm gì lúc anh nghĩ đến em. Chắc hẳn mọi sự đều bình dị – em ra vườn, ngồi trên xích đu ở hiên trước, đứng bên bồn rửa trong bếp. Nó phải là như thế.”

Thật là kinh tởm! Không phải tôi đứng một góc độ nào đó mà cho rằng người đàn ông ngoại tình dể tha thứ hơn phụ nữ. Nhưng nhiều khi đọc một câu chuyện tình tiểu thuyết hay, chúng ta lại thường dể dàng “đồng thuận”, “thông cảm”, “nhẹ nhõm”, “xót xa”, bởi Francesca đã giằng xé trái tim mình để quay lại khi nhìn thấy gia đình và nhiều thứ khác còn thiêng liêng hơn cả tình yêu cho dù sức mạnh của tình yêu có thể là tất cả. Như thế có nghĩa chúng ta đã quên đi rằng, xưa nay vẫn có chuyện rất nhiều nữ tu sĩ vì tình yêu, vì không hạnh phúc mà họ phải chọn cách “kiên cường” trong cửa nghiệp để bù đắp những thất bại của họ trong tình yêu. Họ đã ở trong cõi đạo, trong chùa hay trong hang núi đầy nước mắt để tìm hạnh phúc khi tình yêu thất bại.
Còn Francesca đã thất bại trong hôn nhân và tình yêu với Richard, tôi không khuyên chị ta hãy chọn theo cách ấy, nhưng tôi nghĩ Francesca vẫn có nhiều sự lựa chọn! Do vậy dù có biện hộ rằng gần cả một đời Francesca ở vùng nông thôn buồn hẻo với một Richard cục mịch hay thứ này thứ khác mà ta mở vòng tay thông cảm cho bà.
Vậy Francesca là một người phụ nữ đáng thương hay đáng trách khi bà đã đến “thiên đường’ miền cực lạc, rồi là “sự chuộc lỗi” quay về? Là đàn ông, hơn nữa là là người Á Đông,  cá nhân tôi, tôi sẽ nói một vạn lần không. Tha thứ ư? Là một điều quá dễ, thế còn những ám ảnh của điều phản bội kia, làm thế nào để xóa? Nếu là Richard Johnson thì làm thế nào có thể hàng ngày nhìn Francesca của mình như chưa từng gặp Robert Kincaid? Làm thế nào để vượt qua cơn ghen, lòng tự ái? Và làm thế nào để tự tha thứ cho hai con người ấy? Rồi bản thân người phản bội Francesca muốn được tha thứ  chăng, hay là mừng vui vì từ nay mình không còn phải nói, phải giải thích với người yêu Robert Kincaid “Richard không bao giờ hiểu được đâu, anh ấy không suy tính theo cách suy nghĩ của mình. Anh ấy không thể thấy được điều huyền ảo cũng như niềm đam mê và tất cả những điều mà chúng ta đã nói chuyện với nhau cũng như đã sống qua…”, và khi sự thật được phơi bày, chắc “cặp đôi” này họ sẽ không còn phải im lặng và dồn nén như trước nữa hay sao!?.
                 “Robert Kincaid và Francesca” trong phim
Tóm lại câu chuyện của tiểu thuyết mà chúng ta đã đọc, Francesca nhân danh tình yêu, để biện hộ cho một tình yêu ngoài hôn nhân. Điều đó có đâu khác gì trước đây ở Á Đông đã có rất nhiều cuộc ngoại tình huyền thoại như Phan Kim Liên xuất hiện trong tiểu thuyết “Thủy Hử”  của tác giả Thi Nại Am và ngay cả câu chuyện “phóng tác” khác trong Kim Bình Mai cũng rất giống v.v.v. Tôi đồng ý rằng tình yêu trong hôn nhân rất cần sự lãng mạn, bởi đó là thứ gia vị tinh tế cho tình yêu nồng nàn, nhất là cuộc sống cứ mỗi ngày xô bồ và mệt mỏi.
Câu chuyện tình trong tiểu thuyết của Robert James Waller là ở ……Phương Tây. Nhưng thực tế 10 năm trở lại đây, chính tại mảnh đất “kiểu Mỹ” sản sinh cuốn tiểu thuyết này, người ta đã bắt đầu coi trọng chữ trinh, học cách sống chung thủy và có trách nhiệm với tình yêu. Đã qua thời quan niệm thoáng về tình yêu như “Robert Kincaid và Francesca” và cả về tình dục. Họ biết sống để thấy thú vị về quan hệ mới mẻ của bạn bè và nhiều điều lý thú khác để giúp cho tình yêu của họ được thăng hoa và thiêng liêng. Cuốn tiểu thuyết “Những cây cầu ở quận Madison” là một tiểu thuyết đáng đọc và đáng trân trọng để đọc, để giải trí trong đời sống hàng ngày như cây cần có ánh sáng mặt trời vậy!
Tóm lại câu chuyện tình lãng mạn và cảm động này là sự nhào nặn của những nhà viết tiểu thuyết tài ba như Robert James Waller, và chúng ta cũng nên có một cuốn trong “Tủ sách gia đình” 
Andi Nguyễn Ánh Nhật

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Hot girl Viet Nam Click Here
Hot girl in the world Click Here