Tôi nằm
đếm giọt...
đêm rơi...
Năm canh
lặng lẽ
đầy vơi...
nỗi niềm...
Chuông chùa
gióng ngả...
gióng nghiêng...
Nửa tang tảng sáng
Nửa thiền vào đêm "
Tác giả - NGA LIÊN
Nga Liên là người Quảng Ngãi, nhưng khi làm thơ tôi ít thấy khi nào chị diễn đạt cảm xúc của mình về xứ sở này cho rõ rệt. Tuy nhiên là một người hâm mộ thơ của chị, tôi đã thấy ở mỗi trang viết, chị đều có “hơi thở” gắn liền với truyền thống văn hóa Sa Huỳnh. Hình ảnh trái núi, con sông Trà hay biển Quảng Ngãi được tái hiện thật đẹp: “Biển chiều, gió lại dỗi ai mà rủ nắng trốn tìm trong từng con sóng vỗ”( Biển chiều)
Và ở bất kỳ lĩnh vực nào trong cuộc sống, khi vương nợ chị cũng dịu dàng, đắm đuối, mê say và đầy ấn tượng. Đến bây giờ phải công nhận rằng Nàng Thơ đã bén duyên được rất nhiều vẻ đẹp nơi chị đang sống và trong mỗi thi phẩm luôn có sự mộng mơ, lại nhịp nhàng vần điệu ……
Tôi nghĩ đó cũng là cái “rất riêng” của những người nghệ sĩ khi đã khát khao yêu thương, hướng thiện và đi tìm lẽ sống cao quý cho riêng mình. Và hơn nữa, họ cũng đã lang thang vào huyền thoại cõi tiên và thiên nhiên tươi đẹp để tìm thấy sự giao thoa.
Lần đầu thoảng đọc qua bài thơ “Không đề” của Nga Liên, tôi chưa đi tìm hiểu sâu chữ nghĩa cũng như cấu trúc của thơ, nhưng tự trong lòng mình tôi cảm thấy tràn ngập thứ cảm giác yên tĩnh tinh khiết đến lạ thường. Vả lại tôi như muốn thức cả đêm cùng với tiếng chuông chùa để biết được sâu xa trong chính tôi cũng có một khoảng trống cần phải lấp đầy….
Không biết nữa, sau một vài lần đọc bài thơ “Không đề” của Nga Liên, tôi đã nhấc máy gọi hỏi thăm sức khỏe của chị, nhân tiện cũng để biết thêm có phải chị là người của đạo Phật (?). Nhưng không! Nga Liên- Một “tu sĩ” giữa đời.
Hôm ấy chị có kể cho tôi nghe hoàn cảnh để có bài thơ này. Đó là tiếng chuông chị được nghe khi tuổi mình vừa mới lớn. Và nay dù đã hóa gió, những không biết vì sao, nó vẫn cứ như nâng cánh diều tuổi thơ của chị tung tẩy đâu đây. An nhiên và tự tại. Chị còn nói, trong đời có một đêm huyền nhiệm như thế, đã làm tam cảm chị cứ lung liêng giữa hai bờ hư thực, khi gióng đi, rồi gióng lại, kéo chị về với miền dư âm, ký ức và thôi thúc chị lên đường hành hương đi về phía thiện.
Nga Liên! Tôi nghĩ chị thật hạnh phúc khi đã băng qua một miền quá vãng như vậy và hơn thế là đã giúp mình không vô cảm với cuộc đời hiện hữu hôm nay.
Bài thơ “Không đề” là một bài thơ thật ngắn, đọc qua, đọc lại, tôi nghĩ chắc sẽ thừa thãi khi đem câu chữ ra bình về cái đêm tĩnh mịch và đầy huyền nhiệm ấy. Một đêm khi đã cắm sâu vào cõi hồn tác giả, rồi thành điều mạc khải và vĩnh viễn……
Hiện nay cách làm thơ mới của nhiều người đã khác rất nhiều lối thơ cũ, nhưng khi đọc bài thơ này , tôi không dám so sánh nó với nhiều bài thơ của nhà thơ “bậc thầy” Nguyễn Vỹ trong lối xếp chữ kì dị như ông ta từng viết: “Hoàng hôn” hay “Mưa” v.v.v. Nhưng thành thật rằng lối xếp chữ của bài thơ “Không đề” của Nga Liên đã đập vào mắt thật là hấp dẫn, dù đã đọc hai, ba lần tôi cũng vẫn bị đánh lừa thi pháp. Bởi thực ra, đây là bài thơ lục bát thuần túy câu 6 và câu 8 được gieo vần đúng quy tắc như trong thơ Đường luật “nhất, tam, ngũ bất luận, nhị, tứ, lục phân minh.”. Một bài thơ theo lối cũ, song tác giả đã tạo ra một nhịp điệu mới bằng bút pháp "trình bày” ngắt nhịp, cắt chữ, chuyển dòng tạo nên một ngôn ngữ thơ …..2 chữ (!).
Táo bạo thật, nhưng trong văn thơ, tôi thấy nhiều cái táo bạo vẫn không đủ đưa người đọc ra khỏi điều tầm thường. Nhưng với câu 6 và câu 8 trong bài thơ "Không đề" được ngắt thành “hai chữ” một, mỗi dòng đã làm người đọc liên tưởng và hiểu mỗi khoảnh khắc của đêm mà cay xè cả mắt:
“Tôi nằm
đếm giọt...
đêm rơi...”
Nhưng không, câu 6 đó chỉ mới là cách thể hiện khoảng lặng tinh tế trong bút lực của Nga Liên và đến câu 8, chị cũng không dùng kĩ thuật làm thơ theo kiểu của một người thợ khéo tay đan lát, dệt thêu chữ nghĩa mà vẫn cho người đọc một dòng cảm xúc và sự suy ngẫm tiếng chuông chùa trong đêm…. Một thứ âm thanh dường như thật dài cứ ngân nga, rót đều đều vào tai, vào mắt. Hình như chị đã nhìn thấy rất rõ qua tiếng “gõ mõ, chuông kêu”:
“Tiếng chuông
gióng ngả...
gióng nghiêng...”
Khi con người ở trạng thái “không trọng lượng”, tôi nghĩ rất khó để có thể viết ra được những câu thơ giản dị mà rất thần như thế này. Thơ đã dành cho tai, cho mắt và cho cả tâm như một triết lý nhân sinh, lay động. Chẳng cần giở “Tự điển Tiếng Việt” ra để hiểu cho ngọn ngành “gióng ngả...gióng nghiêng...” nhưng tôi vẫn nghĩ hình ảnh này là mạch vỉa, là hồn vía của bài thơ, chứ không phải thứ ngôn từ “bí hiểm”, hay lối viết rắc rối nào của thơ hiện đại! Một câu chữ có âm thanh, không mãnh liệt, mà lặng lẽ, nhưng đã “tang tảng” thấm sâu vào tâm cảm người đọc. Còn nữa, đây là một câu thơ hay khi có thêm hình ảnh “ngả” và “nghiêng” của một vật thể hữu hình, có “sáng”, có “đêm” – Một khái niệm dùng để đo đếm nhịp điệu của vũ trụ. Tôi nghĩ đây mới là những câu thơ hiện đại nhất, sâu sắc nhất:
“Nửa tang tảng sáng
Nửa thiền vào đêm”, là ngôn ngữ của bậc kỳ tài.
Thơ có tiếng nói riêng của thơ, thơ rất dễ xâm chiếm tâm hồn người đọc theo cách riêng của nó. Một tiếng chuông chùa vang vọng, thường dẫn con người vào chốn tĩnh tâm và muốn chìm sâu vào để có mái che ân tình cho muôn nẻo đời người còn bao biến cải của nhân tình thế thái.
Còn đêm?. Hai câu thơ cuối đã dẫn cho ta đến một cõi thường về trong tâm tưởng, có nhiềù đêm đó là những giấc mơ huyền diệu, nhưng cũng không ít là cơn ác mộng ghê khiếp lộn ngược từ đời, cũng như trong tĩnh lặng lý trí con người nhiều khi không thể giải thích được khi vừa muốn "thoát", vừa muốn "chìm" trong tiếng kinh, tiếng kệ, tiếng chuông.Thật là một không gian quá khiết thường một đã giúp tác giả viết được những câu "đối lập" thật thấm thía và đồng vọng.
Còn đêm?. Hai câu thơ cuối đã dẫn cho ta đến một cõi thường về trong tâm tưởng, có nhiềù đêm đó là những giấc mơ huyền diệu, nhưng cũng không ít là cơn ác mộng ghê khiếp lộn ngược từ đời, cũng như trong tĩnh lặng lý trí con người nhiều khi không thể giải thích được khi vừa muốn "thoát", vừa muốn "chìm" trong tiếng kinh, tiếng kệ, tiếng chuông.Thật là một không gian quá khiết thường một đã giúp tác giả viết được những câu "đối lập" thật thấm thía và đồng vọng.
Tiếng chuông với năm canh, ta không đợi vẫn ngân nga về sáng, cho đến lúc gà đua gáy vang và con người đón chào ngày mới. Cái tài của người làm thơ là con chữ, nhưng với bài thơ này, tác giả Nga Liên vẫn chưa có thể gọi tên chính xác những gì vốn thoát lên từ lúc nửa đêm trăng tàn, sương xuống.....
Gọi tên cho một đêm huyền nhiệm để cho ta tự tĩnh tâm, tự thanh lọc, tự nâng mình lên khỏi giới hạn chật chội của đời thường trần trụi để chạm đến cõi khiết bàn, thánh thiện của đạo lý, của tình người thật là quá khó.
Gọi tên một nơi chốn bình yên để cho ta dựa linh hồn vào đó bằng cái gọi "Không tên" như Nga Liên kể cũng không phải được nhiều người.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn Nga Liên, bởi chị đã cho tôi thấy cái mà lâu nay người ta vẫn gọi là Thơ. Lần nữa cảm ơn chị thật nhiều!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét