Chí Phèo là nhân vật chính trong tác phẩm nổi tiếng cùng tên của nhà văn Nam Cao. Trong tác phẩm này nhiều nhà nghiên cứu, phê bình thường chỉ phân tích bản chất của Chí là do bị xã hội xô đẩy đến chổ không lối thoát cũng như quá trình bần cùng hóa đã đẩy Chí trở thành con quỷ dữ, hành động mù quán liều lĩnh ở làng Vũ Đại ngày ấy, rồi dẫn đến mâu thuẩn của giai cấp thống trị và giai cấp bị trị ngày xưa.
Nhưng ai là cha mẹ của Chí?. Trong tác phẩm, Chí Phèo được ai đó bỏ lại trong một cái lò gạch hoang ở đầu làng từ khi mới lọt lòng và được dân làng chuyền tay nhau nuôi đến khi lớn, rồi đi làm thuê cho nhà Bá Kiến nên không biết ai là cha mẹ của Chí!.
Đã có nhiều người nói vui. Chỉ có nhà văn Nam Cao mới biết cha mẹ của Chí hoặc như: "Cha của Chí Phèo là chồng của mẹ Chí" v.v.v. Nhưng không phải theo những cách lý giãi như để bỏ qua ấy mà chúng ta bó tay trước một nhân vật qua ngòi bút tài hoa của nhà văn. Và còn một điều nữa là chẳng lẽ Nam Cao tung ra đời một con người không có gốc tích?
Cha của CHÍ PHÈO là ai?
Để tìm hiểu cha của Chí là ai, trong tác phẩm, đầu tiên chúng ta chú ý đến chi tiết lúc Chí nằm ăn vạ ở cổng sau khi ẩu đả với Lý Cường và Bá Kiến có nói: "Ai chứ, anh với nó còn có họ hàng kia đấy!". Chi tiết này nhiều người cho rằng đây là thái độ mềm mỏng của cụ Bá. Nhưng theo tôi không hẳn như vậy. Vả lại theo phân tích dưới góc độ logich về tâm lý là trong một cuộc xô xát suýt xảy ra án mạng bất ngờ nên Bá Kiến rất dễ buột miệng nói thật điều bấy lâu nay cụ gìn giữ. Vả lại khi ấy Bá Kiến là con người tỉnh táo nên lời nói ấy có tính chất "xa xa" sự việc. Nhưng chính hoàn cảnh ấy đã "tố cáo" Bá Kiến đã nói lên sự thật. Còn nữa lúc ấy cụ Bá dùng uy quyền của mình đuổi hết hàng xóm cũng như các bà vợ của ông ta về và đã "phát ngôn" lời nói đó. Theo cách suy luận của một quan tòa, Bá Kiến là người lõi đời, ông ta không muốn hàng xóm, nhất là mấy bà vợ của y sẽ suy diễn về trang quá khứ mà ông ta đã dày công che đậy trong mấy chục năm. Trong khi đó lúc ấy chỉ còn lại Lý Cường là người nhỏ tuổi hơn y thì làm sao biết được quan hệ của Bá Kiến với những người đàn bà khác!?. Còn nữa, sự việc xảy ra quá độ ngột, thái độ lúng túng của y được "vạch trần", hắn quát vợ: "Các bà đi vào nhà, đàn bà chỉ lôi thôi biết gì!" . Rồi y lại trách con: "Chỉ có thằng Lý Cường nóng tính không nghĩ trước nghĩ sau". Rõ ràng Lý Cường biết gì mà nghĩ trước nghĩ sau và chỉ có Bá Kiến vì "có tật mới giật mình". Phải xét lời câu nói "nhỏ" mang tính cách dàn xếp nội bộ trong gia đình y khi xảy ra sự việc bất ngờ mà y không bao giờ nghĩ đến.
Và mọi người còn nhớ, lần đến nhà bá Kiến sinh sự chỉ vì không lấy được Thị Nở, Bá Kiến cho tiền và bảo: "Rồi làm ăn chứ báo người ta mãi à?". "Người ta" ở đây chính là Bá Kiến chứ còn ai nữa!?.
Xét về tác phẩm, sự tài tình qua ngòi bút của Nam Cao làm cho người đọc quên đi quy luật của môn đời: "Ác lai ác báo". Chí rượu vào chửi cha mẹ hắn và chỉ có người ấy mới bỏ qua cho hắn: "À! Phải đấy, hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra thằng Chí Phèo". Còn vai vế của Bá Kiến, hắn lõi đời như thế dại gì rước họa vào thân. Hơn nữa hắn cũng là quan chức, nào là "lý trưởng, chánh tổng, bá hộ, tiên chì làng Vũ Đại, chánh tổng hội đồng lỳ hào, Bắc Kỳ nhân dân đại biểu" cho nên với Chí, Bá Kiến phải có cách xử sự hơn người. Tống Chí vào tù cách này Bá Kiến đã làm nhưng không hiệu quả mà lại có tác dụng ngược lại. Nhưng cái sai lầm của Bá Kiến là lợi dụng Chí làm chân tay để trị những đàn anh khác trong làng. Cách này Bá Kiến phải trả giá. Còn trong cách xử mềm trước "công cụ Chí", Bá Kiến vẫn để lộ cái tình máu mủ, tuy còn rất kín đáo và chừng mực. Người đọc còn nhớ lúc Chí tự rạch mặt, ăn vạ, cụ Bá đối xử tử tế như thế nào, mời vào nhà cơm nước đàng hoàng, lại còn cho một đồng về mua thuốc chữa bệnh. Nếu cho tiền mà không nói, thì có nghĩa đền bù sự mất mát của một đứa con bị từ chối.
Lợi dụng được Chí, Bá Kiến vẫn mong Chí có một cuộc sống tự lập. Sự việc Bá Kiến sang nhượng mảnh vườn 5 sào phía bờ sông cho Chí cũng là bằng chứng thể hiện cái tình của Bá với Chí hoặc Chí tất nhiên được hưởng tài sản của cha. Tự nhiên một thằng khố rách áo ôm như Chí lại có gia tài cơ nghiệp. Chí một thời ao ước "có một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn, cày thuê, vợ dệt vải, chung bỏ lại một con lợn nuôi để làm vốn. Khá giả thì mua năm ba sào ruộng làm". Điều đó nghĩa rằng tài sản Bá Kiến sang nhượng cho Chí rất lớn. Và sau đó Bá sai Lý Cường làm thủ tục cho đất Chí. Rõ ràng Bá Kiến đã có một chút thể hiện trách nhiệm của người làm cha. Bá không hẳn là người chỉ biết lợi dụng, còn biết lo, chỉ cách làm ăn lương thiện cho Chí.
Tìm hiểu thái độ trong quan hệ giữa Bá Kiến và Chí Phèo ta thấy dường như Nam Cao để cho Chí một cảm giác, một linh tính mình là con đẻ của Bá Kiến bị bỏ rơi và thường xuyên cạnh khóe, ám chỉ
Trong cách nói của Nam Cao, ông đồng tình với Chí và nhấn mạnh rằng chỉ khi Chí mới dám chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra chính hắn, và người không nhận hắn. Hơn nữa, Chí "chắc chắn có một cái cớ rất chính đáng để hắn có thể hùng hổ đi báo thù.". Chí đi báo thù người đẻ ra hắn, lại thiếu trách nhiệm nên mới ra nông nổi này. Và như thế mỗi lần Chí gây sự đều đến nhà Bá Kiến, cho dù có lúc hắn không nhằm đến mục đích đó. Nhưng cái gì làm cho nó đổi mục đích hướng đi?. Không ai biết và chỉ có Nam Cao mới hiểu điều này. Nói chính xác hơn Bá Kiến và người phụ nữ đẻ ra Chí biết. Nam Cao biết tỏng điều gì rồi mà Bá vẫn giấu, cho thiên hạ là không có mắt. Nam Cao cũng tức lắm chứ?. Bởi vậy ông đã dùng điều đó để a dua, đồng tình với Chí trong mỗi việc làm, mỗi lời chửi và hành động kiên quyết này
Cuối cùng xét về tuổi tác giữa Chí và Lý Cường và Chí với Bá Kiến không có gì làm cho ta nghi ngại cả. Lý Cường và Chí là ngang nhau hoặc có chênh lệch cụng không đáng bao nhiêu. Còn tuổi của Bá Kiến so với Chí vượt quá hai mươi. Vậy Chí cũng đáng tuổi con của Bá Kiến.
Kỳ 2: MẸ CỦA CHÍ PHÈO LÀ AI?
Andi Nguyễn Ánh Nhật.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét