Với những người cầm tinh tuổi con Khỉ như tôi thì: “Cuộc sống là những chuyến đi, còn đi là còn sống, còn sống là còn đi, chẳng có chi nghĩ ngợi”. Vậy đi du lịch thăm thú kết hợp với xem lễ hội là một điều có gì mà thú vị bằng. Tôi nghĩ đi đâu đó mà cứ suốt ngày ở trong phòng lạnh ăn nhậu hay dù được ngủ riết trong một khách sạn hạng sang thì ở nhà vẫn …sướng hơn!?. Đi du lịch mà còn được xem đêm hội pháo hoa là làm giàu thêm cho mình kiến thức và kỹ năng sống: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là vậy.
Nhân đây, với riêng mình, tôi thành thật cảm ơn chị HỒ NGỌC DIỆP là người chị kết nghĩa, là người bạn thân yêu của tôi ngay từ ngày đầu tiên cùng chung học ở trường Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong cuộc vui này. Lần nữa tôi thành thật xin cảm ơn!
Lăng xăng "tác nghiệp" nên riêng mình chỉ có.... 1 kiểu
Trong những năm học ở trường Đại học Ngoại Ngữ Đà Nẵng, khi học đến văn học Nga, tôi vẫn còn nhớ nhà văn nổi tiếng A. L. Kuprin đã mô tả điều thú vị xảy ra của một cơn giông trong truyện ngắn "Tia chớp đen” của mình: "Đó là một trong những cơn giông khủng khiếp đôi khi vẫn hoành hành trên các vùng hạ du rộng lớn. Bầu trời không loé lên các tia chớp mà có vẻ như là tất cả đều tỏa sáng nhờ ánh chớp lung linh các sắc màu xanh da trời, xanh thẫm và trăng lóa. Và không hề nghe thấy một tiếng sấm nào...Và rồi tôi nhìn thấy tia chớp đen. Tôi thấy bầu trời mạn phía đông sáng lên do ánh chớp, nó không tắt đi mà lúc thì tỏa rộng ra, lúc thì thắt lại, và bỗng nhiên trên bầu trời xanh lung linh những tia chớp lửa ấy tôi nom thấy rõ lạ lùng tia chớp đen loé lên trong khoảng khắc. Lập tức, cùng với tia chớp ấy vang lên tiếng sấm kinh hoàng như xé rách bầu trời và mặt đất và ném tôi xuống những mô đất mấp mô".
Nhân đây, với riêng mình, tôi thành thật cảm ơn chị HỒ NGỌC DIỆP là người chị kết nghĩa, là người bạn thân yêu của tôi ngay từ ngày đầu tiên cùng chung học ở trường Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong cuộc vui này. Lần nữa tôi thành thật xin cảm ơn!
Lăng xăng "tác nghiệp" nên riêng mình chỉ có.... 1 kiểu
Trong những năm học ở trường Đại học Ngoại Ngữ Đà Nẵng, khi học đến văn học Nga, tôi vẫn còn nhớ nhà văn nổi tiếng A. L. Kuprin đã mô tả điều thú vị xảy ra của một cơn giông trong truyện ngắn "Tia chớp đen” của mình: "Đó là một trong những cơn giông khủng khiếp đôi khi vẫn hoành hành trên các vùng hạ du rộng lớn. Bầu trời không loé lên các tia chớp mà có vẻ như là tất cả đều tỏa sáng nhờ ánh chớp lung linh các sắc màu xanh da trời, xanh thẫm và trăng lóa. Và không hề nghe thấy một tiếng sấm nào...Và rồi tôi nhìn thấy tia chớp đen. Tôi thấy bầu trời mạn phía đông sáng lên do ánh chớp, nó không tắt đi mà lúc thì tỏa rộng ra, lúc thì thắt lại, và bỗng nhiên trên bầu trời xanh lung linh những tia chớp lửa ấy tôi nom thấy rõ lạ lùng tia chớp đen loé lên trong khoảng khắc. Lập tức, cùng với tia chớp ấy vang lên tiếng sấm kinh hoàng như xé rách bầu trời và mặt đất và ném tôi xuống những mô đất mấp mô".
Thật là một cơn giông có quá nhiều cảm xúc, còn đêm hội pháo hoa có khác gì “bầu trời mạn phía đông sáng lên do ánh chớp, nó không tắt đi mà lúc thì tỏa rộng ra, lúc thì thắt lại, và bỗng nhiên trên bầu trời xanh lung linh những tia chớp lửa ấy tôi nom thấy rõ lạ lùng tia chớp đen loé lên trong khoảng khắc!?”. Hoặc có thể nó khác nhiều bởi đó là một đêm ở đỉnh cao của muôn màu huyền nhiệm. Chưa đặt chân đến khán đài xem trực tiếp, nhưng trong tôi đã mường tượng, không còn gì hơn là được ngồi ngay trước trận địa đặt bên kia bờ sông, xem những chùm pháo hoa bắn lên theo từng điệu nhạc xuất phát từ nhiều ống phóng cỡ nòng được các đội xếp liền kề nhau như những dàn pháo nổi tiếng Cachiusa của Liên Xô trong chiến tranh vệ quốc.
Cũng thật may nhờ sự “quen biết”, 5 anh em chúng tôi đều có được trong tay tấm vé mời… “hạng khách”, chứ nếu mua vé với giá chính thức của Ban tổ chức 400 ngàn đồng một vé, thì cũng thật là hao xu..
9 giờ sáng chúng tôi có mặt tại Đà Nẵng, giờ này người người đổ về rất đông hòa cùng chung với du khách ở lại hôm qua trông thành phố này như một cái túi chứa người. Quả thật thành phố Đà Nẵng chật như nem, quán xá đầy người từ tứ phương đến ăn uồng, nhậu nhẹt. Còn khách sạn nghe nói đã “cháy vé” từ nhiều ngày qua.
Zina tự tin trước lúc lên đường
9 giờ sáng chúng tôi có mặt tại Đà Nẵng, giờ này người người đổ về rất đông hòa cùng chung với du khách ở lại hôm qua trông thành phố này như một cái túi chứa người. Quả thật thành phố Đà Nẵng chật như nem, quán xá đầy người từ tứ phương đến ăn uồng, nhậu nhẹt. Còn khách sạn nghe nói đã “cháy vé” từ nhiều ngày qua.
Zina tự tin trước lúc lên đường
Hình như cũng đã 6, 7 năm nay rồi mỗi năm cứ độ tháng Tư về, thành phố bên bờ sông Hàn này, tiết điệu mùa cứ hẹn lại bừng lộng lên cùng với nhan sắc pháo hoa. Nhiều năm sinh sống ở Sài Gòn, tôi đã nghe nhiều người miền Trung vào kể, Đà Nẵng nay đã thay đổi nhiều, nhưng “cao trào” nhất, đẹp nhất và sinh động nhất là khi người người đổ về trong những ngày lễ hội tháng 3, tháng 4 hàng năm.
Lần này tôi trở lại thăm Đà Nẵng sau nhiều năm “biệt tăm mất tích”, nhưng với cảm nhận đâu tiên, tôi thấy thành phố này đã thật sự “lớn mình vươn vai” thật là ấn tượng. Một khoảng thời gian 20 năm, có thể là lâu, nhưng với diện mạo những gì đã có hôm nay thật khác quá ngày xưa. Tôi nghĩ, có lẽ mọi sự thay đổi ở đây phải diễn ra hàng ngày trong suốt 20 năm dăng dẳng, điều ấy mới có thể làm thành phố này hôm nay trở nên đẹp lỗng lẫy và văn minh. Môi trường sống, mọi dịch vụ vui chơi giải trí, từng con đường, góc phố v.v.v so với ngày tôi còn đi học nơi đây, chênh nhau quá, hơn cả một trời với một vực. Quả thật tôi nghĩ có người nói đúng: “Ai đi đến một vùng đất mới là thấy thế giới nhỏ lại, còn hiểu biết của mình thì mở rộng hơn” và hôm nay đến Đà Nẵng, tôi đã có được những điều có thể là hơn như vậy.
Khán đài mới ngày nào mới lắp ghép!?
Sau khi nghỉ ngơi thăm chơi và ăn uống tại Lotte - Danang, 4 giờ chiều chúng tôi bắt đầu lên xe mình tiến về phía quận 3, nơi đặt khán đài để xem hội pháo hoa sẽ diễn ra. Bất ngờ thời tiết tưởng chừng như không thuận lợi , tôi nghĩ mọi người sẽ buồn vì không xem được pháo hoa do có sự xuất hiện của một cơn mưa. Nhưng không, đó chỉ là một cơn mưa nhẹ đủ để ray rắc vào lòng tôi một ký ức về thời đã xa, những kỷ niệm đẹp của tôi về thành phố này. Đó là những ngày đâu tiên tôi từ “nhà quê ra tỉnh” học tập, Đà nẵng với tôi thật lạ lẫm, như khi thành phố về đêm, một kỷ niệm nhỏ là lúc đầu tôi rất ngỡ ngàng khi nghe những tiếng rao đêm không hiểu nghĩa của người buôn bán vặt, dần già rồi tôi mới quen và biết nghĩa những “cung nhạc” của họ phát ra.
Dù mưa nhưng xe chúng tôi thẳng tiến. Mọi con đường ngã nẻo, bắt đầu thấp thoáng từng tốp người bắt đầu “khởi động” như chúng tôi, và trên tay đều xách những bịch đựng thức ăn nước uống và có cả….bia.
Ông bạn Đức Huy được "chọn" phụ trách Hậu cần và Tài xế
Ông bạn Đức Huy được "chọn" phụ trách Hậu cần và Tài xế
Khi xe chúng tôi về đền gần khu khán đài, là thấy người người từ các hướng cầu Thuận Phước, cầu Rồng, cầu quay Sông Hàn, cầu Tiên Sơn đổ về đây nườm nượp. Anh bạn Đức Huy của chúng tôi là một “tay lái lụa”, nhưng cũng phải trổ hết tài mới len lõi qua dòng người đổ về sớm, ai cũng hy vọng là sẽ tìm được cho mình một vị trí lý tưởng nhất để thưởng ngoạn sự thăng hoa của nghệ thuật pháo hoa trong điệu nhạc và sự rực rỡ của sắc màu trên bầu trời Đà Nẵng.
Cuối cùng rồi chúng tôi cũng đưa được chiếc xe vào bãi gởi. Có một chút làm chúng tôi không được vui, đó là có người ở đây nhân dịp này kiếm chác, trục lợi, moi tiền những người du khách như chúng tôi. Giá gởi xe ô tô ở đây được hét lên với giá 100 ngàn đồng/1 chiếc. Đà Nẵng xưa nay được nức tiếng là có công dân “chuẩn”, họ rất hiếu khách và thân thiện. Người Đà Nẵng bấy lâu nay họ luôn là “phần hồn” của biết bao lễ hội đã tổ chức ở thành phố này. Song qua những gì chúng tôi chứng kiến như giá gởi xe, có lẽ, phàm đã là quy luật thì dù tốt xấu gì cũng không thể thay đổi tức khắc cả cộng đồng đều trở thành người tốt….- Nhưng không sao, tôi nghĩ vậy!.
7 giờ 30 đêm lễ hội pháo hoa bắt đầu bằng những tiết mục văn nghệ “cây nhà lá vườn” của thành phố Đà Nẵng, rồi lễ hội pháo hoa khai diễn
Nhưng mới 6 giờ chiều người người chất đầy ăm ắp
Nhưng mới 6 giờ chiều người người chất đầy ăm ắp
Nếu như đêm đầu tiên khai mạc tôi được xem qua truyền hình trực tiếp đội Italia- Nhà đương kim vô địch DIFC 2012 đã đưa chúng ta đến với cuộc phiêu lưu đầy xúc cảm với chủ đề “Cảm xúc của dòng sông”. Và Nga cũng có màn trình diễn bằng hiệu ứng ánh sáng dựa trên những hình tượng độc đáo, kết hợp với phần nhạc là những tác phẩm nổi tiếng của Nga đã đưa mọi người từ cảm giác kỳ thú đến kinh ngạc. Còn chủ nhà Đà Nẵng với riêng tôi , Đà Nẵng họ cũng chỉ thấy đang ở trong giai đoạn học hỏi và hội nhập
Lần đầu xem trực tiếp ngay tại khán đài đối diện trận địa, đội Nhật Bản biểu diễn đầu tiên đêm thứ 2. Tiếng nhạc bỗng nổi lên rồi im lặng vài giây. Liền tiếp theo sau là những vệt sáng như tia chớp, đó là một loạt pháo đầu tiên của đội Nhật Bản “khai hỏa” kèm đó là những tiếng nổ vang trời. Mỗi khi “cổ máy súng đạn” của họ bắn lên, tia chớp pháo của công nghệ điện tử vụt sáng bằng nhiều màu sắc là của lá, của hoa, tôi có cảm tưởng ánh đèn phố dọc 2 bên bờ sông Hàn hầu như muốn tắt lịm. Sau đó ánh sáng của đường phố như muốn gượng trở lại cũng chỉ được vài giây rồi bị nhấn chìm, bởi những chùm hoa nhiều màu sắc từ dưới đất phóng tiếp lên lưng trời làm một góc của thành phố đầy hoa muôn sắc. Tôi nghĩ vũ trụ này đã đẹp lắm rồi, con người lại có thể “tạo hóa” được thêm những điều kỳ diệu như thế sao, chắc có lẽ trái đất này đẹp hơn tất cả mọi vì sao tinh tú…
Màn trình diễn ấn tượng của đội Nhật Bản
Màn trình diễn ấn tượng của đội Nhật Bản
Phải công nhận rằng công nghệ bắn pháo hoa của đội Nhật Bản thật tuyệt, hễ khi thấy một chùm hoa với hình dáng là tôi cảm nhận tất cả âm thanh trong suốt những bài hát từ đất nước mặt trời mọc được phát ra từ chiếc loa lớn đặt trước khán đài. Không phải chỉ từng chùm hoa bay lên lưng chừng trời cao mà như cả ngàn búp bay lên rồi hé cánh nở trong tiếng reo hò của hàng vạn khán giả, một thứ âm thanh loang cả không gian ba chiều mang thật là nhiều cảm xúc khó tả.
Một cảm giác thật tuyệt mà lần đâu tiên trong đời tôi mới thấy, đó cái đẹp khi hoa ở lưng trời và hoa trong ánh mắt của mọi người trộn lẫn trong lòng sự hồi hộp và niềm phấn khích. Cuộc sống quả thực cực kỳ phong phú , kỳ lạ và thú vị bởi những chùm pháo hoa đa dạng, độc đáo mà lần đầu tiên trong đời tôi chứng kiến.
Cuối cùng đội đến từ Mỹ đã mang đến cho mọi người một đêm của những bản tình ca dành riêng cho sông Hàn xinh đẹp. Với hàng loạt phong cách và thể loại âm nhạc đa dạng, đội Mỹ đã tạo nên một bản hòa âm và một phần trình diễn pháo hoa chói sáng. “Dáng em đêm nay” ngợi ca vẻ đẹp của dòng sông Hàn không ngừng chảy về biển khơi. Có thể nói những chùm pháo hoa đều thể hiện qua những điệu nhạc lúc du dương và lúc sống động. Còn dưới nước, sông Hàn có hàng vạn cánh hoa đăng lung linh trong vũ điệu với muôn vàn thế giới âm thanh và ánh sáng.
Có một chút riêng tư, nhớ lại ngày xưa, nhớ về chiến tranh tôi không thích….Mỹ! Nhưng hôm nay mỗi màn trình diễn của họ là một dòng sông cảm xúc với nhiều cung bậc chảy vào lòng mà ngôn ngữ hạn hẹp của tôi không có thể nào lột tả hết được. Lần đầu tiên tôi mới chứng kiến được người bạn đời của mình– Zina, cô ấy đã không thể kiềm chế được cảm xúc của lòng mình. Mỗi giai điệu nhạc, mỗi phát pháo sáng là niềm hân hoan, là những cái vỗ tay inh ỏi, ngồi kế bên tôi biết Zina không thể cưỡng trước cái đẹp hơn cả mỹ từ thường dùng là.. tuyệt diệu!. Niềm hân hoan, niềm phấn khích của mọi người trên khán đài như đó là hy vọng của họ về một cuộc sống tươi sáng ở ngày mai, sẽ hơn những gì đã có hôm nay gấp bội phần. Và điều đó tôi đã được nhìn thấy trong từng ánh mắt ngước nhìn trời đêm lộng lẫy sắc màu.
Thế giới này là cõi đời rộng của biết bao niềm vui và niềm hạnh phúc. Tiếng pháo hôm nay khác với tiếng đạn, tiếng bom năm xưa. Đời người tưởng dài, mà lại ngắn và niềm vui, niềm hân hoan, cả niềm hạnh phúc khi chứng kiến đội Mỹ trình diễn hôm nay, tôi có cảm giác thời gian hơn 30 phút đã ngắn, nay lại ngắn thêm nhiều. Nhưng ở đời có những niềm tiếc nuối thì ở lại quá lâu, như bây giờ viết những dòng chữ này, trong tôi vẫn còn thứ ánh sáng lấp lánh trên mặt nước sông Hàn từ ở những phút đầu cho đến giây cuối mà người Mỹ thể hiện. Tôi nghĩ đây không phải là một “cuộc thi” pháo hoa của người Mỹ mà đó chính là “lễ hội”, là sân chơi họ đã dâng hiến hết sức mình cho mọi người chiêm ngưỡng.
Rồi cuối cùng đêm pháo hoa cũng đã ….“hạ màn”, ai cũng biết điều đó sẽ xảy ra nhưng trong lòng cũng đều đầy tiếc nuối. Còn ngược lại nếu ai đó biết điều tiết được xúc cảm lãng mạn, thăng hoa của chính mình, nhưng tôi nghĩ cũng chẳng thể đến đâu, bởi khi đã chiêm ngưỡng ở đỉnh cao của điều huyền nhiệm thì làm sao có thể xoay đổi quy luật tạo hoá “Cảm xúc con người”…. Phải không các bạn?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét