Ghen là đề tài muôn thuở trong tình yêu và hôn nhân của bao đời nay. Đối với phụ nữ, người xưa lại thường có câu hỏi đặt ra : “Ớt nào mà ớt chẳng cay, gái nào mà gái chẳng hay ghen chồng!?” Phụ nữ Việt Nam tất cả đều có giống nhau như vậy không? Xét về đa số, tất nhiên sẽ có câu trả lời là… có! Và trong thực tế có rất nhiều người đàn ông ghen cũng không thua.... phụ nữ. Nhưng có thể nói rằng đàn ông ghen có lẻ do tính ít kỷ, nhỏ nhen, ít làm cho ai trách và nhiều kiểu ghen rất khác với người phụ nữ. Bởi cái ghen của họ là ghen thật lòng, ghen canh cánh cho người tình như Nguyễn Bính đã viết :
“Cô nhân tình bé của tôi ơi!
Tôi muốn môi cô chỉ mỉm cười
Những lúc có tôi và mắt chỉ
Nhìn tôi những lúc tôi xa xôi
“Cô nhân tình bé của tôi ơi!
Tôi muốn môi cô chỉ mỉm cười
Những lúc có tôi và mắt chỉ
Nhìn tôi những lúc tôi xa xôi
Tôi muốn cô đừng nghĩ đến ai
Đừng hôn dù thấy đóa hoa tươi
Đừng ôm gối chiếc đêm nay ngủ
Đừng tắm chiều nay bể lắm người!
Ghen của đàn ông thường là như thế, như kiểu ghen ở trên của Nguyễn Bính được cho “kinh điển”. Xét cho cùng, cách ghen của Nguyễn Bính thật thâm thúy và có vẻ cũng…… nhân văn (!?). Bởi trái tim ông mới lại đáng thương khi đã thuộc sở hữu của “cô nhân tình”, rồi ông lại nói như trong khổ sở :
“Nghĩa là ghen quá đấy mà thôi!
Thế nghĩa là yêu quá mất rồi
Và nghĩa là cô là tất cả….
Cô là tất cả của riêng tôi!”
Nhưng nói đến thế giới phụ nữ, là phải kể ra họ có đến hơn 1001 kiểu ghen! Kiểu ghen ngày xưa của Hoạn thư trong “Truyện Kiều” – Nguyễn Du được cho là …. "Siêu kinh điển” với “Chước lạ đời” và "không đụng hàng" :
"Chước đâu có chước lạ đời?
Người đâu mà lại có người tinh ma?
Rõ ràng thật lứa đôi ta,
Làm ra con ở chúa nhà đôi nơi
Bề ngoài thơn thớt nói cười
Mà trong nham hiểm giết người không dao”
Đó là “thương hiệu” của Hoạn Thư, một nhân vật tôi còn nhớ khi được học Truyện Kiều” ở bậc phổ thông. “Chiêu” bắt nhân tình của chồng ngồi hầu rượu, đàn hát cho mình nghe, nhân ngày Thúc Sinh về nhà quả là quá …cao cơ, làm ả nhân tình và Thúc Sinh phải ngậm đắng, nuốt cay:
“Cùng chung một tiếng tơ đồng
Người ngoài cười nụ người trong khóc thầm”
Đừng hôn dù thấy đóa hoa tươi
Đừng ôm gối chiếc đêm nay ngủ
Đừng tắm chiều nay bể lắm người!
Ghen của đàn ông thường là như thế, như kiểu ghen ở trên của Nguyễn Bính được cho “kinh điển”. Xét cho cùng, cách ghen của Nguyễn Bính thật thâm thúy và có vẻ cũng…… nhân văn (!?). Bởi trái tim ông mới lại đáng thương khi đã thuộc sở hữu của “cô nhân tình”, rồi ông lại nói như trong khổ sở :
“Nghĩa là ghen quá đấy mà thôi!
Thế nghĩa là yêu quá mất rồi
Và nghĩa là cô là tất cả….
Cô là tất cả của riêng tôi!”
Nhưng nói đến thế giới phụ nữ, là phải kể ra họ có đến hơn 1001 kiểu ghen! Kiểu ghen ngày xưa của Hoạn thư trong “Truyện Kiều” – Nguyễn Du được cho là …. "Siêu kinh điển” với “Chước lạ đời” và "không đụng hàng" :
"Chước đâu có chước lạ đời?
Người đâu mà lại có người tinh ma?
Rõ ràng thật lứa đôi ta,
Làm ra con ở chúa nhà đôi nơi
Bề ngoài thơn thớt nói cười
Mà trong nham hiểm giết người không dao”
Đó là “thương hiệu” của Hoạn Thư, một nhân vật tôi còn nhớ khi được học Truyện Kiều” ở bậc phổ thông. “Chiêu” bắt nhân tình của chồng ngồi hầu rượu, đàn hát cho mình nghe, nhân ngày Thúc Sinh về nhà quả là quá …cao cơ, làm ả nhân tình và Thúc Sinh phải ngậm đắng, nuốt cay:
“Cùng chung một tiếng tơ đồng
Người ngoài cười nụ người trong khóc thầm”
Vậy thế nào là ghen?. Có nhà tâm lý học cho rằng ghen chẳng qua chỉ là biểu hiện đỏng đảnh của một tình yêu chân thành và cảm giác về lòng tự trọng bị tổn thương!. So với đàn ông, người phụ nữ ghen nhiều hơn bội phần, nhưng ở họ không có chuyện cái ghen này giống cái ghen kia, hay nói cách khác hơn “không có cái nào, lại giống ……cái nào!”. Phải nói mỗi người phụ nữ có một kiểu ghen….."độc quyền” theo cung cách biểu hiện qua từng cá tính, từng trình độ nhận thức vấn đề, cũng như điều kiện sinh sống của gia đình họ v.v.v.
Tất cả ai cũng hiểu sự ghen của người phụ nữ, đây có thể như là "người bạn" của họ(!?). Vậy nếu ở người phụ nữ không có là không được chăng!? (Tất nhiên "người bạn" này bao giờ cũng làm cho cánh đàn ông luôn “khó chịu”, nhưng đàn ông phải cố gắng sống, như cùng chung với lũ vậy!).
Xét về mặt tâm lý, yêu tất nhiên có ghen, ghen trong tình yêu như vị chua ngọt chúng ta cần có trong đời sống hàng ngày vậy – không có gì sai. Cho nên cái sai của ghen chính là không làm chủ được bản thân, ghen với kiểu được người ta cho là … "Trời hành đất lỡ!”. Kiểu ghen này người ta xếp vào trường phái chủ nghĩa “đa nguyên”, còn có thêm nghĩa khác là… “đa nghi’ như Tào Tháo. Ghen của người phụ nữ có lúc, có người lại “Tự kỷ ám thị”, ngày nào cũng ghen, đêm nào cũng ức, gặp ai cũng ghen như “vô hình chỉ độc” trong võ lâm, đại loại căn bệnh nặng này chưa tìm ra thuốc chữa.
Cũng phải nói, có những cái ghen của người phụ nữ đã giúp ông chồng tỉnh ngộ quay về gia đình con cái, nhưng lại có những "kiểu ghen" khiến người chồng bỏ trốn đi biệt tăm, mất tích.
Tôi đã từng thấy nhiều người phụ nữ ghen thật dịu dàng, thật đằm thắm, có chút vu vơ dễ mến, ghen để người đàn ông có thể đồng cảm và giải thích, phân bua được chuyện "bị"... vợ ghen!. Những hình ảnh như thế có thể luôn làm cho người đàn ông cảm thấy ở người vợ mình có những đức tính thật hay, thật tinh tế, kín đáo, mềm mỏng và tất nhiên điều đó sẽ quyến rũ với mọi ông chồng …. dù họ không có tính lăng nhăng.
Như câu chuyện của Phan (45 tuổi, Tam Kỳ, Quảng Nam) là người bạn thân tôi. Anh ta là một giáo viên ngoại ngữ và từng có thời gian làm phóng viên cho một tờ báo. Phan không đẹp trai, nhưng anh ta có một giọng nói truyền cảm và kiến thức hiểu biết về văn chương. Có lần cậu ta ngồi uống café cùng vợ và với một cô gái trẻ chỉ hai nhăm, hai sáu, là bạn anh ta. Cô gái trẻ ấy có đôi mắt thánh thiện, với một mái tóc dài đẹp như suối mơ, cô ăn vận một bộ áo quần thời trang dể nhìn v.v,v….. Đặc biệt cô ta lại không chú ý đến lời nói của vợ Phan trong buổi ngồi trò chuyện hôm ấy. Nhưng mỗi khi Phan kể một câu chuyện gì, chỉ mới câu đầu tiên là cô ấy như đã uốn theo từng lời của Phan và cô luôn lắng nghe anh ta với vẻ đầy thán phục. Như khi Phan than phiền hay buồn một điều gì, thì cô ta liền biểu lộ một vẻ mặt đầy chia sẻ, hoặc một câu chuyện của Phan tưởng chừng như nhạt phèo thì cô ta phá lên cười rủ rượi (!?).
Có thể cô gái ấy còn qua nhỏ tuổi, đã biểu hiện một sự thái quá , có khi là thiếu chín chắn trong xã giao, nhưng biết làm sao được, sự ghen tuông của người vợ Phan đâu có đợi đến lúc cô ấy "thanh minh, thanh nga" là quá ngưỡng mộ Phan, để rồi người vợ Phan cho cô ta là người tệ hại nhất trên đời mà cô ta từng thấy.
Lần ấy Phan kể cho tôi nghe rằng cậu ta không dám nhìn cô gái ấy với một cặp mắt thỏa mãn. Nếu lúc ấy Phan chỉ cần chú ý cô bé , như vậy có khác gì "đổ dầu vào lửa", tất nhiên trong lòng vợ Phan sẽ sôi lên không biết bao nhiêu ý tưởng ghen hờn.
Với tình tiết của Phan như kể trên, đã có nhiều người phụ nữ khi tiến hành "khảo sát" với người cùng phái và chợt phát hiện ra rằng ông chồng ở nhà của mình có những năng khiếu không ngờ. Đó là trước một cô gái đẹp, anh ta có thể đọc vanh vách những bài thơ tình một thời vang bóng và là bậc thầy trong nghệ thuật nhen lên ngọn lửa tình trong lòng nhiều người phụ nữ tưởng chừng như lạnh lùng và sắc đá…..
Vậy bao nhiêu đó cũng thật nực cười và đủ nhen nhóm cho biết bao cơn ghen ở những người phái yếu bùng phát, rồi hành hạ họ không biết chừng nào mà kể (!?).
Qua chuyện của Phan đã ngộ ra một chân lý là phụ nữ chắc sẽ khó có thể yêu một người đàn ông không có khả năng quyến rũ phái yếu hoặc không làm cho một người phụ nữ nhạy cảm như vợ Phan biết ghen tuông. Nhưng ghen trong tình huống nào đi chăng nữa, thì sự bình tỉnh là điều hết sức cần thiết. Nó giúp ta đủ sáng suốt để nhận định vần đề, tránh được những hiểu lầm, nông nổi đáng tiếc.
Một ngày nọ H là một Bác sĩ – Trưởng khoa một bệnh viện ở Quảng Ngãi (44 tuổi) . Có một hôm vợ H vô tình phát hiện trong điện thoại của cậu ấy có dòng tin nhắn SMS của cô điều dưỡng cùng khoa: “Em thu dam buoi sang hay buoi chieu vay?……”. Là bạn bè thân thiết tôi biết BS H luôn là người chồng tử tế, không có tính lăng nhăng. Nhưng sau lần bị “bắt ghen” oan ức này, BS H phải giải thích vợ đến cả tuần mới xong. Sau "tai họa" ấy, H phải nhắc nhở đồng nghiệp của mình, nhắn tin phải luôn đủ nghĩa.
Có một thực tế là trong cuộc sống đời thường đã xảy ra, đó là vài năm sau ngày cưới, nhiều người phụ nữ trong chúng ta bắt đầu buồn và “tự kỷ ám thị” cho rằng trong đôi mắt chồng, mình không còn quyến rũ và cũng không còn được nghe hàng ngày chồng nói: "Anh yêu em” như xưa. Hơn thế nữa họ lại có cảm giác là mình không còn có thể cầm chân người bạn đời từ sáng đến chiều rồi cả ngay đêm…. Thậm chí thỉnh thoảng phụ nữ còn hay nghĩ, trong mắt anh ta, mình không còn là người tình nhân bé bỏng của thuở nào, chẳng khác gì là bà già bán thịt ….ngoài chợ, hằng ngày với chiếc áo cũ kỹ. Có thể nói nhiều người phụ nữ đã ở tuổi trung niên, nhưng họ trông hãy còn xinh, vậy mà cứ nghĩ, mình bây giờ không còn khuôn mặt rạng ngời và kiêu hãnh mà anh ta thường khen như lúc mới yêu.
Khi người đàn bà ghen, lý trí của họ dễ dàng bay mất, dễ có những hành vi nhỏ nhen và rơi vào trạng thái tuyệt vọng. Đôi khi cái ghen của phụ nữ đã làm người ta phải cười ra nước mắt. Rồi cũng có người khi ghen lại rơi vào một trạng thái im lặng đáng sợ, thái độ này như muốn có tác dụng trừng phạt người đàn ông. Nhưng cũng có người cái ghen rất riêng.
Như cô B nhà ở Gò Vấp – Sài gòn chẳng hạn. Chồng của cô đang làm việc cho một công ty xây dựng ở Hà nội. Cả tháng chồng mới về thăm nhà một hai lần, biết làm sao ghen!. Tin nhau là chính nhưng với cô ta khi "chưa là hình với bóng" thì vẫn chưa tin! Cô kể có kể với tôi rằng, khi có gì hơi nghi ngờ chồng, cô ta nhẹ nhàng ngồi xuống bên cạnh và khơi chuyện chồng kể lại cho cô nghe mọi chuyện sinh hoạt hàng ngày của anh ta ngoài ấy. Chẳng hạn, "Ở ngoài Hà Nội thấy anh đơn lẻ, có cô đồng nghiệp nào chăm sóc anh không?", "Anh tự giặt ủi áo quần hay người nào khác?" v.v.v Tôi tưởng cách ghen như vậy của cô B thật là hay! Tôi hỏi tiếp : "Như thế khi người chồng của em kể lại hoàn toàn sự thật rằng, anh ta đã có người săn sóc qua bao tháng nay, thì em sẽ phản ứng ra sao?" Không do dự, cô bạn B của tôi gào lên : "Em sẽ cầm dao lên, và phóng thẳng vào tim anh ta!"- Gớm chưa! Ghen quả thực là đáng sợ!- Tôi thầm nghĩ.
Không biết chuyện ghen của cô ta ra sao!?. Nhưng mấy tháng nay tôi thường thấy chồng của cô ta hàng ngày nện gót đi cafe, cà pháo trên đường phố ở Sài thành. Và tôi đã nghe phong thanh rằng, vì vợ ghen quá nên anh ta phải đành trở về Sài Gòn sinh sống làm ăn cho gần nhà và vợ .....khỏi ghen.
Còn có một cách ghen khác của người phụ nữ là không "cấm vận", luôn "mở cửa", nhưng giám sát chồng mọi lúc, mọi nơi, đề ra những biện pháp cách ly “đương sự” ra khỏi những cám dỗ thường tình.
Tôi nhớ có lần mình được V (35 tuổi , Đà nẵng) bạn thân kể cho nghe sự tình của anh ta. Tháng vừa qua, nhà anh bạn tôi có một tiệc rượu thân mật nhỏ. Vợ anh là người nổi tiếng ghen, nhưng kiểu ghen "giết lầm hơn bỏ sót’ mới thật sự làm ai cũng phải đáng sợ cho bệnh ghen!. Cô ta gạch bỏ tên của một vài cô gái là đồng nghiệp trong danh sách khách dự định mời dự bữa tiệc tại nhà anh ta. Ấy là những cô gái “chân hơi dài”, nằm trong vòng nghi vấn của cô ta. Điều ấy cũng có nghĩa rằng, vợ V quên đi rằng cách giải quyết tốt nhất vấn đề ghen tuông là các bà nên hãy quyến rũ các ông chồng bằng sự khóe léo, hấp dẫn và cả tài năng của mình
Vậy đó tôi cũng chỉ nói được một vài kiểu ghen của chị em trong “muôn hình, vạn trạng”. Đó là câu chuyện mà ngày hôm nay những người đàn ông chúng tôi mới dám nói, mong chị em đừng để ghen là một loại bệnh lý, khi ấy tất nhiên không còn là bạn đường của tình yêu mà sẽ là kẻ thù giết chết tình yêu của chúng ta từ lúc nào chẳng hay. Có một người đàn ông nói một câu thật hài hước: “ Nếu có vợ mà người ấy không ghen, thử hỏi làm chồng là ai mà không tủi thân (!?)” .
Đúng sai không biết, nhưng có một nhà tâm lý học có nói : “Tình yêu là một sự sở hữu bất biến, nhưng lại nằm sát ranh giới của sự vạn biến, cho nên bức tường niềm tin cao bao nhiêu để ngăn ranh giới đó là do mỗi người tự xây nên và bảo vệ nó…”, đấy chị em nghe mà lấy làm phương châm!
Andi Nguyễn Ánh Nhật!
Tất cả ai cũng hiểu sự ghen của người phụ nữ, đây có thể như là "người bạn" của họ(!?). Vậy nếu ở người phụ nữ không có là không được chăng!? (Tất nhiên "người bạn" này bao giờ cũng làm cho cánh đàn ông luôn “khó chịu”, nhưng đàn ông phải cố gắng sống, như cùng chung với lũ vậy!).
Xét về mặt tâm lý, yêu tất nhiên có ghen, ghen trong tình yêu như vị chua ngọt chúng ta cần có trong đời sống hàng ngày vậy – không có gì sai. Cho nên cái sai của ghen chính là không làm chủ được bản thân, ghen với kiểu được người ta cho là … "Trời hành đất lỡ!”. Kiểu ghen này người ta xếp vào trường phái chủ nghĩa “đa nguyên”, còn có thêm nghĩa khác là… “đa nghi’ như Tào Tháo. Ghen của người phụ nữ có lúc, có người lại “Tự kỷ ám thị”, ngày nào cũng ghen, đêm nào cũng ức, gặp ai cũng ghen như “vô hình chỉ độc” trong võ lâm, đại loại căn bệnh nặng này chưa tìm ra thuốc chữa.
Cũng phải nói, có những cái ghen của người phụ nữ đã giúp ông chồng tỉnh ngộ quay về gia đình con cái, nhưng lại có những "kiểu ghen" khiến người chồng bỏ trốn đi biệt tăm, mất tích.
Tôi đã từng thấy nhiều người phụ nữ ghen thật dịu dàng, thật đằm thắm, có chút vu vơ dễ mến, ghen để người đàn ông có thể đồng cảm và giải thích, phân bua được chuyện "bị"... vợ ghen!. Những hình ảnh như thế có thể luôn làm cho người đàn ông cảm thấy ở người vợ mình có những đức tính thật hay, thật tinh tế, kín đáo, mềm mỏng và tất nhiên điều đó sẽ quyến rũ với mọi ông chồng …. dù họ không có tính lăng nhăng.
Như câu chuyện của Phan (45 tuổi, Tam Kỳ, Quảng Nam) là người bạn thân tôi. Anh ta là một giáo viên ngoại ngữ và từng có thời gian làm phóng viên cho một tờ báo. Phan không đẹp trai, nhưng anh ta có một giọng nói truyền cảm và kiến thức hiểu biết về văn chương. Có lần cậu ta ngồi uống café cùng vợ và với một cô gái trẻ chỉ hai nhăm, hai sáu, là bạn anh ta. Cô gái trẻ ấy có đôi mắt thánh thiện, với một mái tóc dài đẹp như suối mơ, cô ăn vận một bộ áo quần thời trang dể nhìn v.v,v….. Đặc biệt cô ta lại không chú ý đến lời nói của vợ Phan trong buổi ngồi trò chuyện hôm ấy. Nhưng mỗi khi Phan kể một câu chuyện gì, chỉ mới câu đầu tiên là cô ấy như đã uốn theo từng lời của Phan và cô luôn lắng nghe anh ta với vẻ đầy thán phục. Như khi Phan than phiền hay buồn một điều gì, thì cô ta liền biểu lộ một vẻ mặt đầy chia sẻ, hoặc một câu chuyện của Phan tưởng chừng như nhạt phèo thì cô ta phá lên cười rủ rượi (!?).
Có thể cô gái ấy còn qua nhỏ tuổi, đã biểu hiện một sự thái quá , có khi là thiếu chín chắn trong xã giao, nhưng biết làm sao được, sự ghen tuông của người vợ Phan đâu có đợi đến lúc cô ấy "thanh minh, thanh nga" là quá ngưỡng mộ Phan, để rồi người vợ Phan cho cô ta là người tệ hại nhất trên đời mà cô ta từng thấy.
Lần ấy Phan kể cho tôi nghe rằng cậu ta không dám nhìn cô gái ấy với một cặp mắt thỏa mãn. Nếu lúc ấy Phan chỉ cần chú ý cô bé , như vậy có khác gì "đổ dầu vào lửa", tất nhiên trong lòng vợ Phan sẽ sôi lên không biết bao nhiêu ý tưởng ghen hờn.
Với tình tiết của Phan như kể trên, đã có nhiều người phụ nữ khi tiến hành "khảo sát" với người cùng phái và chợt phát hiện ra rằng ông chồng ở nhà của mình có những năng khiếu không ngờ. Đó là trước một cô gái đẹp, anh ta có thể đọc vanh vách những bài thơ tình một thời vang bóng và là bậc thầy trong nghệ thuật nhen lên ngọn lửa tình trong lòng nhiều người phụ nữ tưởng chừng như lạnh lùng và sắc đá…..
Vậy bao nhiêu đó cũng thật nực cười và đủ nhen nhóm cho biết bao cơn ghen ở những người phái yếu bùng phát, rồi hành hạ họ không biết chừng nào mà kể (!?).
Qua chuyện của Phan đã ngộ ra một chân lý là phụ nữ chắc sẽ khó có thể yêu một người đàn ông không có khả năng quyến rũ phái yếu hoặc không làm cho một người phụ nữ nhạy cảm như vợ Phan biết ghen tuông. Nhưng ghen trong tình huống nào đi chăng nữa, thì sự bình tỉnh là điều hết sức cần thiết. Nó giúp ta đủ sáng suốt để nhận định vần đề, tránh được những hiểu lầm, nông nổi đáng tiếc.
Một ngày nọ H là một Bác sĩ – Trưởng khoa một bệnh viện ở Quảng Ngãi (44 tuổi) . Có một hôm vợ H vô tình phát hiện trong điện thoại của cậu ấy có dòng tin nhắn SMS của cô điều dưỡng cùng khoa: “Em thu dam buoi sang hay buoi chieu vay?……”. Là bạn bè thân thiết tôi biết BS H luôn là người chồng tử tế, không có tính lăng nhăng. Nhưng sau lần bị “bắt ghen” oan ức này, BS H phải giải thích vợ đến cả tuần mới xong. Sau "tai họa" ấy, H phải nhắc nhở đồng nghiệp của mình, nhắn tin phải luôn đủ nghĩa.
Có một thực tế là trong cuộc sống đời thường đã xảy ra, đó là vài năm sau ngày cưới, nhiều người phụ nữ trong chúng ta bắt đầu buồn và “tự kỷ ám thị” cho rằng trong đôi mắt chồng, mình không còn quyến rũ và cũng không còn được nghe hàng ngày chồng nói: "Anh yêu em” như xưa. Hơn thế nữa họ lại có cảm giác là mình không còn có thể cầm chân người bạn đời từ sáng đến chiều rồi cả ngay đêm…. Thậm chí thỉnh thoảng phụ nữ còn hay nghĩ, trong mắt anh ta, mình không còn là người tình nhân bé bỏng của thuở nào, chẳng khác gì là bà già bán thịt ….ngoài chợ, hằng ngày với chiếc áo cũ kỹ. Có thể nói nhiều người phụ nữ đã ở tuổi trung niên, nhưng họ trông hãy còn xinh, vậy mà cứ nghĩ, mình bây giờ không còn khuôn mặt rạng ngời và kiêu hãnh mà anh ta thường khen như lúc mới yêu.
Khi người đàn bà ghen, lý trí của họ dễ dàng bay mất, dễ có những hành vi nhỏ nhen và rơi vào trạng thái tuyệt vọng. Đôi khi cái ghen của phụ nữ đã làm người ta phải cười ra nước mắt. Rồi cũng có người khi ghen lại rơi vào một trạng thái im lặng đáng sợ, thái độ này như muốn có tác dụng trừng phạt người đàn ông. Nhưng cũng có người cái ghen rất riêng.
Như cô B nhà ở Gò Vấp – Sài gòn chẳng hạn. Chồng của cô đang làm việc cho một công ty xây dựng ở Hà nội. Cả tháng chồng mới về thăm nhà một hai lần, biết làm sao ghen!. Tin nhau là chính nhưng với cô ta khi "chưa là hình với bóng" thì vẫn chưa tin! Cô kể có kể với tôi rằng, khi có gì hơi nghi ngờ chồng, cô ta nhẹ nhàng ngồi xuống bên cạnh và khơi chuyện chồng kể lại cho cô nghe mọi chuyện sinh hoạt hàng ngày của anh ta ngoài ấy. Chẳng hạn, "Ở ngoài Hà Nội thấy anh đơn lẻ, có cô đồng nghiệp nào chăm sóc anh không?", "Anh tự giặt ủi áo quần hay người nào khác?" v.v.v Tôi tưởng cách ghen như vậy của cô B thật là hay! Tôi hỏi tiếp : "Như thế khi người chồng của em kể lại hoàn toàn sự thật rằng, anh ta đã có người săn sóc qua bao tháng nay, thì em sẽ phản ứng ra sao?" Không do dự, cô bạn B của tôi gào lên : "Em sẽ cầm dao lên, và phóng thẳng vào tim anh ta!"- Gớm chưa! Ghen quả thực là đáng sợ!- Tôi thầm nghĩ.
Không biết chuyện ghen của cô ta ra sao!?. Nhưng mấy tháng nay tôi thường thấy chồng của cô ta hàng ngày nện gót đi cafe, cà pháo trên đường phố ở Sài thành. Và tôi đã nghe phong thanh rằng, vì vợ ghen quá nên anh ta phải đành trở về Sài Gòn sinh sống làm ăn cho gần nhà và vợ .....khỏi ghen.
Còn có một cách ghen khác của người phụ nữ là không "cấm vận", luôn "mở cửa", nhưng giám sát chồng mọi lúc, mọi nơi, đề ra những biện pháp cách ly “đương sự” ra khỏi những cám dỗ thường tình.
Tôi nhớ có lần mình được V (35 tuổi , Đà nẵng) bạn thân kể cho nghe sự tình của anh ta. Tháng vừa qua, nhà anh bạn tôi có một tiệc rượu thân mật nhỏ. Vợ anh là người nổi tiếng ghen, nhưng kiểu ghen "giết lầm hơn bỏ sót’ mới thật sự làm ai cũng phải đáng sợ cho bệnh ghen!. Cô ta gạch bỏ tên của một vài cô gái là đồng nghiệp trong danh sách khách dự định mời dự bữa tiệc tại nhà anh ta. Ấy là những cô gái “chân hơi dài”, nằm trong vòng nghi vấn của cô ta. Điều ấy cũng có nghĩa rằng, vợ V quên đi rằng cách giải quyết tốt nhất vấn đề ghen tuông là các bà nên hãy quyến rũ các ông chồng bằng sự khóe léo, hấp dẫn và cả tài năng của mình
Vậy đó tôi cũng chỉ nói được một vài kiểu ghen của chị em trong “muôn hình, vạn trạng”. Đó là câu chuyện mà ngày hôm nay những người đàn ông chúng tôi mới dám nói, mong chị em đừng để ghen là một loại bệnh lý, khi ấy tất nhiên không còn là bạn đường của tình yêu mà sẽ là kẻ thù giết chết tình yêu của chúng ta từ lúc nào chẳng hay. Có một người đàn ông nói một câu thật hài hước: “ Nếu có vợ mà người ấy không ghen, thử hỏi làm chồng là ai mà không tủi thân (!?)” .
Đúng sai không biết, nhưng có một nhà tâm lý học có nói : “Tình yêu là một sự sở hữu bất biến, nhưng lại nằm sát ranh giới của sự vạn biến, cho nên bức tường niềm tin cao bao nhiêu để ngăn ranh giới đó là do mỗi người tự xây nên và bảo vệ nó…”, đấy chị em nghe mà lấy làm phương châm!
Andi Nguyễn Ánh Nhật!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét