@ 1 - Nước Mỹ vừa kỷ niệm 12 năm ngày diễn ra cuộc khủng bố kinh hoàng và tàn bạo mang “thương hiệu Bin”. Sự kinh hoàng đó ít ai ngờ lại diễn ra ở một đất nước tưởng như là thành trì bất khả xâm phạm.
“Nước Mỹ bị tấn công” ta ngẫm lại vẫn thấy một vòng luẩn quẩn: Con người là nạn nhân của chiến tranh và khủng bố, nhưng chiến tranh, khủng bố lại do chính con người gây ra để rồi làm bao nhiêu cảnh đời mất mát, con mất cha, vợ mất chồng. Có thể chỉ dăm ba phút trước, người Mỹ cứ vô tư mà vui sống, cứ lộng lẫy và xa hoa, rồi đâu biết rằng phải oằn mình kêu Trời không thấu vì nỗi đau chết chóc và mất mát chia ly.
Ngày nay không chỉ có người Mỹ còn nhớ và kỷ niệm về “ngày ấy”, sự kiện này nhân loại sẽ mãi mãi còn ghi để cho người với người sống trên trái đất này không nên phải hận thù và cáu xé, biết yêu thương và biết giúp đỡ cho nhau! Nỗi đau nước Mỹ 12 năm về trước cũng có thể lại là “Biệt dược” cho loài người chống lại chiến tranh, khủng bố, chống lại những hiềm khích thù hằn đã cũ, chống lại lực cản của mọi nguyên nhân đã làm nên điều xa cách của hôm nay và có thể ngày mai ......vĩnh viễn.!
Người với người nên hãy mãi yêu nhau và lo lắng!
Không biết có phải vì người Mỹ đã biết thấm và biết nghĩ về điều đã từng xảy ra với mình, như cuộc khủng bố 11- 9 kinh hoàng năm xưa mà kế hoạch tấn công Syria của họ tạm dừng vào phút chót. Cả hành tinh bao trùm một bầu không khí mừng vui và vô cùng cảm ơn người Mỹ, bởi từ trước đến nay, lịch sử của nhân loại đã chứng kiến không ít những cuộc chiến tranh phi nghĩa mà chính chú Sam là người khởi xướng.
Ôi chiến tranh đâu phải trò đùa!
Ôi chiến tranh đâu phải trò đùa!
@ 2 - Người dân miền Trung hôm nay đã thở phào nhẹ nhõm, nắng đã lên, ai cũng bất ngờ và mừng cho cơn bão số 8 quá hiền. Bão đến! Nhưng cơn bão nào cũng như thế thì vẫn là một “món quà vui” từ thiên nhiên dành cho con người xứ sở quê tôi. Bão ghé ngang miền Trung hôm qua không phải là “Cơn bão nghiêng đêm, cây gãy cành lay lá”, và “Giờ bão đã tan rồi, hàng cây đã xanh xanh trở lại” (Lê Cát Trọng Lý). Ôi! Mọi người mừng vui quá làm sao!.
Nhưng rồi mùa đông sẽ về, người dân miền Trung quê tôi còn phải sống với những tháng ngày dài bị trói chân vì mưa, vì gió. Vậy mà xưa nay mùa đông nào con người ở đây vẫn lạc quan, cho dù có những trận mưa đòn nhừ tử. Có lẽ họ đã quen và rất biết nơi ta ở, trời có lúc nắng lúc mưa, rồi có bão có dông, cũng như đời có lúc lên lúc xuống.
Nhưng rồi mùa đông sẽ về, người dân miền Trung quê tôi còn phải sống với những tháng ngày dài bị trói chân vì mưa, vì gió. Vậy mà xưa nay mùa đông nào con người ở đây vẫn lạc quan, cho dù có những trận mưa đòn nhừ tử. Có lẽ họ đã quen và rất biết nơi ta ở, trời có lúc nắng lúc mưa, rồi có bão có dông, cũng như đời có lúc lên lúc xuống.
@ 3 - Đời tôi có nhiều người bạn rất thân ở mọi miền đất nước, có khi họ lại còn là vợ chồng với nhau, như: N – H hoặc như T- G tôi mới gặp gần đây v.v.v. Họ là những người tôi chỉ mới từng gặp mặt hoặc quen biết sơ sơ trong ký túc của những năm xa lơ, xa lắc. Sau 16 năm lạc nhau rồi cũng đến ngày chúng tôi gặp lại. Ngay từ đầu cuộc hội ngộ ấy, chúng tôi chẳng ai bao giờ sợ là mình phải gắn bó thêm người này, người khác, hay phải gánh thêm trách nhiệm gì đây!?. Rồi thời gian chúng tôi chơi với nhau, tuy không phải luôn “cõng” tình thân hữu trên vai, nhưng mọi vui buồn chúng tôi cùng có.
Hạnh phúc nào hơn cho những ai là người được “cõng” và được sẻ chia, bởi chúng tôi đã hiểu và phá vỡ sự “cân bằng” mà sách vỡ đã nói hơn triệu lần về điều ấy. Cân bằng giữa cho và nhận, cân bằng giữa ích kỷ và vị tha, cân bằng giữa mình và người… Và bây giờ tôi rất quý những bạn của tôi.
Với sự đời còn ai đó với nhau hãy cứ nên là bạn, có thể là tri kỷ để gửi gắm trên đời này một chút bí mật, hay một xíu tâm tư v.v.v.
Đời và tình bạn giúp cho ai đó không bao giờ là đủ cả!. Nhưng khi chìa một bời vai để cho người khác có được niềm vui và niềm hạnh phúc, bao giờ "người được cho" cũng sẽ hạnh phúc lớn lao. Rồi ngược lại hạnh phúc ấy, “người cho” đôi khi cũng nhuốm cái buồn da diết, bởi vì sâu thẳm trong lòng cũng cần ai đó đáp lại tình cảm của ta. Chuyện muôn đời là khi không được đền đáp sẽ buồn, buồn lắm ai ơi cho cả lòng chân tình và nhiệt huyết!. Vả lại nếu sự hy sinh cứ liên tục và sự thờ ơ cũng triền miên thì chuyện đời cũng đến lúc ngã lòng đi mất. Và tôi đã hiểu những điều này để sống với thế gian đây!.
Còn thực tại với riêng tôi, tôi đã có rất nhiều người bạn luôn sống trong sự chân tình, cởi mở và một tâm hôn “đặc biệt” khác với thói đời mà con người từng nghĩ…
Hãy cứ vô tư trong tình bạn bè mà sống.....người ơi!
@ 4 - Ở Việt Nam cách đây khoảng chừng 10 năm trước, cứ hễ ai từ hải ngoại xênh xang về thăm quê hương, dù người đó có giàu hoặc nghèo, có chức tước, địa vị hay “dơ dem cùi bắp” trong xã hội người ta, nhưng về đến Việt Nam cũng đều được gắn với tiếng thơm: “áo gấm về làng”. Hơn nữa, dù ai đó có rủng rỉnh nhiều hay ít đô la đều có chung cảm giác mình sẽ là Việt kiều......hồi hộp.
Nhưng ngày nay đã khác xa, cuộc sống tại Việt Nam và người Việt Nam đã thay đổi rất nhiều, hàng năm dân An Nam đã tỏa đi chu du khắp năm châu bốn bể, nên khoảng cách xưa kia đã sát lại gần hơn. Việt kiều về nước thăm quê cũng là dịp để bạn bè cùng trang cùng lứa, cùng học hành được hoài niệm và tri âm, để thấy những cái tưởng mất đi vĩnh viễn nay lại có trong tay, cũng như cái tầm thường xưa kia trở nên quý giá.
Nghe bạn tôi từ nước ngoài về làm ai cũng xao xuyến, nôn nao đợi chờ đến cháy lòng. Trong Nam, ngoài Trung i ới gọi cho nhau bằng tấm lòng chân tình, nồng ấm yêu thương. Nhưng chao ôi, sao bao nhiêu năm gặp lại, TA và TÂY vẫn chưa "điều chỉnh" được để có một ngày niềm vui trọn vẹn.
Bạn tôi về từ phương xa, ăn vận thật là bóng bẩy, rất hình thức và ưa thể hiện bản thân mình trước bạn bè xưa cũ, trong khi bề sâu lại hụt hẫng quá đi thôi....Còn nhiều điều khác nữa........!
Việt kiều sống lâu năm ở nước ngoài sẽ mang phong cách Tây, nhưng cớ sao lại thêm lối sống "Tây đui" vội vã và nông cạn, phân biệt bạn bè cũ người nọ với người kia, rồi phát ngôn với bạn bè cùng lớp: "Ông này bu chân ông kia ăn nhậu!". Quả thật quá hời hợt và kẻ cả khi phán :"Cả đời người này, người khác mới bao cho bạn bè ăn chơi" v.v.v.
Tôi cảm thấy thương cho bạn tôi khi tuổi gần về nơi "Di tích xếp hạng", nhưng đã đánh mất đi một thời không xa lắm, tính tình mộc mạc, dễ thương và nhạy cảm, thông minh. Có phải rằng người phương Tây đã suy nghĩ sự mát mát chỉ gắn với những điều lớn lao như cái chết!?. Nhưng "Quy luật muôn đời" cái bình thường luôn là cái đẹp của niềm thiết tha, chân tình và cởi mở vốn nằm trong tâm trí của mỗi một con người của một thời không xa......
Còn thực tại với riêng tôi, tôi đã có rất nhiều người bạn luôn sống trong sự chân tình, cởi mở và một tâm hôn “đặc biệt” khác với thói đời mà con người từng nghĩ…
Hãy cứ vô tư trong tình bạn bè mà sống.....người ơi!
@ 4 - Ở Việt Nam cách đây khoảng chừng 10 năm trước, cứ hễ ai từ hải ngoại xênh xang về thăm quê hương, dù người đó có giàu hoặc nghèo, có chức tước, địa vị hay “dơ dem cùi bắp” trong xã hội người ta, nhưng về đến Việt Nam cũng đều được gắn với tiếng thơm: “áo gấm về làng”. Hơn nữa, dù ai đó có rủng rỉnh nhiều hay ít đô la đều có chung cảm giác mình sẽ là Việt kiều......hồi hộp.
Nhưng ngày nay đã khác xa, cuộc sống tại Việt Nam và người Việt Nam đã thay đổi rất nhiều, hàng năm dân An Nam đã tỏa đi chu du khắp năm châu bốn bể, nên khoảng cách xưa kia đã sát lại gần hơn. Việt kiều về nước thăm quê cũng là dịp để bạn bè cùng trang cùng lứa, cùng học hành được hoài niệm và tri âm, để thấy những cái tưởng mất đi vĩnh viễn nay lại có trong tay, cũng như cái tầm thường xưa kia trở nên quý giá.
Nghe bạn tôi từ nước ngoài về làm ai cũng xao xuyến, nôn nao đợi chờ đến cháy lòng. Trong Nam, ngoài Trung i ới gọi cho nhau bằng tấm lòng chân tình, nồng ấm yêu thương. Nhưng chao ôi, sao bao nhiêu năm gặp lại, TA và TÂY vẫn chưa "điều chỉnh" được để có một ngày niềm vui trọn vẹn.
Bạn tôi về từ phương xa, ăn vận thật là bóng bẩy, rất hình thức và ưa thể hiện bản thân mình trước bạn bè xưa cũ, trong khi bề sâu lại hụt hẫng quá đi thôi....Còn nhiều điều khác nữa........!
Việt kiều sống lâu năm ở nước ngoài sẽ mang phong cách Tây, nhưng cớ sao lại thêm lối sống "Tây đui" vội vã và nông cạn, phân biệt bạn bè cũ người nọ với người kia, rồi phát ngôn với bạn bè cùng lớp: "Ông này bu chân ông kia ăn nhậu!". Quả thật quá hời hợt và kẻ cả khi phán :"Cả đời người này, người khác mới bao cho bạn bè ăn chơi" v.v.v.
Tôi cảm thấy thương cho bạn tôi khi tuổi gần về nơi "Di tích xếp hạng", nhưng đã đánh mất đi một thời không xa lắm, tính tình mộc mạc, dễ thương và nhạy cảm, thông minh. Có phải rằng người phương Tây đã suy nghĩ sự mát mát chỉ gắn với những điều lớn lao như cái chết!?. Nhưng "Quy luật muôn đời" cái bình thường luôn là cái đẹp của niềm thiết tha, chân tình và cởi mở vốn nằm trong tâm trí của mỗi một con người của một thời không xa......
@ 5 - Em vẫn thường cầm đàn ghi ta hát cho tôi nghe giai điệu Nga quen thuộc “миллион алых роз” (Triệu đóa hoa hồng)- NGỌT NGÀO VÀ THIẾT THA. Nhưng lần mới đây trong buổi gặp gỡ bạn bè hát Karaoke, tôi đã nghe giọng hát của em hôm ấy không mượt mà như mọi lần tôi biết. Và tôi chưa hiểu được điều gì ẩn sau giọng hát buồn như em tự nuốt lấy lời mình phát ra. Và em có biết, tôi sẽ không thể hiểu điều bí ẩn đó nếu không có một tình cờ của người đời kể cho tôi nghe những điều mà tôi không bao giờ ngờ đến.....
Tôi đã yêu em hơn tiếng gọi của người đời!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét