Thứ Tư, 3 tháng 7, 2013

Lướt sóng cùng mùa thi

Bạn đã qua thời thi cử 5 năm, 10 năm, hoặc thậm chí lâu hơn nữa. Nhưng không sao, nếu bạn đưa con mình đi thi đại học, bạn sẽ  như tìm lại được một cảm giác mạnh y chang nhảy dù thuở ấy.

Bạn thuờng ngày ngồi ở quán Café có một không gian đậm chất thơ và lãng mạn, vậy là bạn đã tự thuởng cho riêng mình những giờ phút thư giãn bình yên, thỏa mái. Tuyệt, còn gì hơn!

Rồi cũng trong quán ấy, lần này bạn lại "không giống xưa", muốn tìm cho mình một góc riêng để chiêm nghiệm chuyện đời, chuyện thi cử của con em mình hôm nay. Một cảm xúc khó tả khi chờ đợi con thi, ngồi cafe nhưng không thể nào thư giãn, cái lo lẫn cái mừng, lại có chút "tâm trạng" không thể gọi tên khi thấy con mình nay đã lớn khôn. 
Vậy từ ngày con mình còn tấm bé, chúng ta là những ông ba, bà mẹ hàng ngày chỉ biết chăm, biết lo, biết dạy dỗ, mới đó, mới đây cũng đã 18 năm làm lụm, tằn tịu nuôi con mà đâu có biết tháng biết ngày....


Trên đây là bài hát nỗi tiếng Mùa Thi của nhạc sĩ Đỗ Kim Bảng viết từ thập niên 60 của thế kỷ hai mươi đã được giới sinh viên, học sinh trước 75 rất ưa thích. Và ngày nay tôi vẫn còn thấy nhiều sĩ tử trong mùa thi còn nghêu ngao. Bài hát này mở đầu bằng những ca từ thật hay:
Thi ơi là thi
Sinh mi làm chi
Bay (1) nghẹn ngào
Bám (2) ồn ào
Buồn vui mi!
{(1) Bay là trượt. (2) Bám là đậu}  
“Thi ơi là thi!, sinh mi làm chi!”. Lời than thở thật là thú vị, vậy mà khi nhìn trên khuôn mặt những sĩ tử như đều có sự vui nhộn hân hoan, đón nhận vì sự đợi chờ…đã lâu. Bởi tiếp theo sau có đoạn: “Đây bao bộ mặt cười ra nước mắt than câu: “Học tài thi phận”. Đây bao tiếng cười đắc chí khoe rằng “phen này tao trượt thì ai đậu cho”. Thi cử như bóng đá có thắng , có thua, có đậu, có trượt, cũng là dịp thi thố tài năng. Nhưng xét cho cùng đây chỉ là một nấc thang, một bước khởi đầu của một hành trình mà cả đời người ai cũng phải “học, học nữa, học mãi”. Cuộc đời sẽ còn biết bao cuộc thi, nhưng đâu phải chỉ là hư danh khoa bảng, mà còn đó một thuớc đo thực tài, thực học.
Và nếu đậu kỳ này rồi cũng phải tiếp:
"Kí úc xá bao đêm ngủ say
Bỗng rộn rịp mùa thi vội vã
Nỗi hồi hộp, nhịp tim hối hả
Khi bước chân chạm đến cửa phòng thi".
(Châu Thanh Thủy) – Thời Sinh Viên


                              Sĩ tử Nguyễn Song Gia Bảo 
Nói vậy chứ sáng nay, tôi ngồi café ở ngoài đợi con mình đang thi, trong tôi cứ luôn một trạng thái không buồn, mà chẳng có lấy gì để vui, bụng cứ nặng như chì bởi một mớ lo âu, lòng cứ uớc một điều không thể, viễn vông, giá cuộc thi là chuyện đồng áng, như gánh gồng tôi sẽ chia bớt phần nặng nề cho con!.
Nhớ chuyện thi cử của ngày xưa trong "Bút Nghiêng", "Lều Chõng", thời ấy thi cử ba năm mới tổ chức một lần, nên rất quan trọng, người đi thi phải chịu nhiều áp lực. Bởi người đỗ đạt thì được "vinh quy bái tổ", được "võng anh đi trước võng nàng theo sau". Vinh dự này không chỉ cho dòng tộc mà cho cả xóm làng. Vả lại hồi ấy đâu có sĩ tử nào là tuổi teen, đa phần là những người lớn tuổi, như Nguyễn Công Trứ đỗ đạt ra làm quan cũng ở tuổi 42. Họ  đều như Tú Xương có vợ, có con, ngày đêm tần tảo đảm đang nuôi cho ăn học, "dùi mài kinh sử", bởi thế dù họ đã là người trưởng thành nhưng vẫn bị "áp lực" là không được rượu chè, bài bạc, chểnh mảng mà để phải lỡ sự nghiệp công danh. Bởi vậy trong bài thơ "Trăng sáng vườn chè" của mình, Nguyễn Bính có viết  chuyện áp lực "có thêm" của những sĩ tử ngày xửa, ngày xưa:
"Kẻo không rồi chúng bạn cười
Rằng tôi nhan sắc cho người say sưa
Tôi hằng khuyên sớm khuyên trưa
Anh chưa thi đỗ là chưa động phòng" 

GB đứng trước Building cũng là nhà ở của người chú ruột mình

Ngồi cafe nhớ chuyện ngày xưa lại nghĩ chuyện hôm nay mà thương con trai cả mấy tháng nay “đêm quên ngủ, ngày quên ăn”. Người Việt ít có bản tính khoe khoang, nhưng với con trai mình , thực tế tôi cũng đã vài lần đành tự hào và thổ lộ với một vài người thân: "Đó là cậu bé rất tâm lý với người trên kẻ dưới, dù không là một "cao thủ" kiến văn quảng bác, nhưng chuyện học hành xưa nay đã làm cho tôi tin cậy, cùng với nhiều ánh mắt ngưỡng mộ của bạn bè cùng lứa với cậu ta". 
Tôi là một người đàn ông miền Trung nên rất gia trưởng, độc đoán và bảo thủ, vậy mà trước mặt con trai mấy tháng nay, tôi đã dối với chính mình. Tôi không biểu lộ sự kỳ vọng quá lớn của mình về kỳ thi này với con, bởi điều đó tôi tin sẽ là áp lực lớn. Thương con mà gây áp lực, như thế bằng mười hại con!
Ngày xưa tôi là người trong thi cử lận đận, lao đao nhưng không phải thế mà nay tôi phải ép con mình hơn xưa, hơn cả may mắn và niềm hạnh phúc nhỏ. Ngồi ăn cơm bên nhau, để cho con yên lòng, nhiều khi tôi hài huớc, mọi thứ như sẵn sàng cho con..... : “Nói vậy chứ Ba đi Hà Nội và đến Văn Miếu Quốc Tử Giám, nhưng về nhà nhắc đến cái tên mấy ông Tiến sĩ mũ áo xênh xang được khắc ở đây thì ba không nhớ, ba chỉ nhớ đến….Tú Xương, một “chuyên gia” thi rớt mà thôi!”. Cũng thật thực tế ngược đời tôi không thể nhớ đến từng tên, từng vị đã được khắc tên tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, nhưng Tú Xương tôi lại nhớ, và không quên ông với những bài thi rớt.…..
"Phen này tớ hỏng tớ đi ngay
Cúng giỗ từ đây nhớ lấy ngày" 

                         "Con cao hơn cha là nhà có phúc!"
Hình như tôi đã già và đang bị hội chứng Trypophobia- một thứ cảm giác tâm lý chưa được nhà khoa học nào công nhận, bởi vì ngồi cafe dù gõ những dòng lung tung này, tôi lại mắc một lỗi về sự sắp xếp cần có của một bài viết. Tôi thiếu ở đây là sự mạch lạc và bố cục của vấn đề cần trình bày. Thôi kệ! Lý do này cũng phải bởi tôi đang ngồi trong một không gian cafe hữu tình nhưng lại ghi một nội dung không dính đến một cảnh vật nào trước mắt tôi, và tâm trạng còn trong một trạng thái lo âu và thấp thỏm
Tôi ngồi ở đây, đợi con đang thi, dù sao tôi cũng cố phải bình tâm, ngày mai vẫn là ngày mới, cứ đối xử tử tế với những điều thất bại của mình, cũng như của con. Tôi sẽ dành con mình một sự ấm áp, dù hôm nay con chưa đủ sức để bước đến "ngày mai". Hoặc ít nhất tình thuơng này cũng đủ cho con mình mạnh mẽ và lạc quan, cứ ăn thật ngon, ngủ một giấc dài và hít thật sâu để có sức cho cuộc thi mà tôi đã dấu đi sự kỳ vọng.
Ngày mai sẽ là ngày tươi đẹp, còn không cũng sẽ như lời thoại của Scarlett O'Hara trong "Cuốn theo chiều gió" của Margaret Mitchell (1936): "After all, tomorow is another day!" (Dù thì sao, mai cũng là ngày mới)
Gần hết giờ buổi sáng của ngày thi đầu tiên môn Toán rồi con ơi!. Còn 30 phút nữa, nhưng dù chỉ còn một giây, hãy cố gắng lên con, con đang thay thế những người đàn ông vĩ đại của lòng ba!
Viết đang lúc chờ con trai cưng thi!.
Andi Nguyễn Ánh Nhật
"Ê! Mày có run không?, chứ tau ngoài kia có ba Nhật run dùm rùi!"

Chưa tới 6 giờ sáng đã có nhiều Sĩ tử đến chuẩn bị thi

Phụ huynh tranh thủ nhìn con trước cuộc chiến cân sức

180 phút bắt đầu!


Tiếp sức mùa thi tại trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh

Ê! Mày có run không?

Tiếp sức mùa thi (Ảnh từ Nhịp cầu Đại học Kinh tế ĐÀ NẴNG)

"Trà đá vì cộng đồng"- Một hình thức mới tiếp sức mới tại Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng sáng nay

 Một hình ảnh thật cảm động ngay trước trường Địa học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh sáng nay.

Sinh viên BK tiếp sức sẵn sàng phát cơm miễn phí cho sĩ tử (Ảnh vừa chụp)

Nhiều thứ được ...miễn phí

                                                             Con ơi! Con ở đâu!?

                              Cha ngủ ngày, con cày đêm

                             Suy tư! Khó hay dễ đây ta?

                                                     Thôi ngã lưng một chút!

Chợ trời bà Tám
Andi Nguyễn Ánh Nhật

Cười chút chơi
Dưới đây là tập hợp những câu nói hóm hỉnh về ngày thi đầu tiên: 
“Một thí sinh nói với Ring.vn: Đề thi năm nay không khó. Em làm sai có một câu. Mấy câu kia em không làm!”. 
"Tại TP HCM, rời điểm thi ĐH Công Nghiệp (quận Gò Vấp), thí sinh Tạch Thị Tèo cho rằng đề thi năm nay vừa sức. Tèo chỉ làm hơn 2/3 thời gian là xong nhưng vẫn không chắc chắn, ước chừng được 6-7 điểm. Theo Tèo, phải những thí sinh học lực giỏi mới hy vọng được 9-10 điểm, còn những bạn học trung bình khá chỉ hy vọng trên 5 điểm". 
“Tại Hà Nội, nhiều thí sinh ra khỏi trường thi khi vừa hết 2/3 thời gian. Nguyễn Sóc Trăng (Kiên Giang) dự thi ngành sư phạm tin, ĐH Sư phạm Hà Nội, cho biết đề thi năm nay không khó nên em làm được hết bài. Câu nào khó em cho qua”. 
Vnitbress: Đề thi năm nay nói chung là vừa sức các bạn và quá sức em! 
Mương 18: Đề thi năm nay dễ! Em làm bài theo 4 bước: Đọc đề, chửi thề, xé đề, đi về! 
Rantri.vn: Đề năm nay 9 điểm nằm chắc trong tay em, còn 1 điểm nằm trên giấy. 
Hutieu24h.com.vn: Đề Toán khối A năm nay tương đối dễ, bám sát sách giáo khoa và rất vừa sức với giáo viên cấp 3" – một trong những thí sinh hoàn thành bài thi muộn nhất cho biết. 
Tinh Tướng: Đề thi năm nay rất dễ… đọc. Công nhận chất lượng máy in tốt ghê! 
Bavl.com: Đề thi năm nay dễ - một thí sinh vừa tớt tốt nghiệp chia sẻ.”
Ngoài nhận định đề thi khó - dễ, những câu nói tự chế mang tính giải trí cũng đề cập đến vấn đề được nhiều thí sinh quan tâm là luật nghĩa vụ quân sự. 
“Cám ơn Bộ GD-ĐT đã chắp cánh ước mơ phục vụ quân đội của e” -  một thí sinh cảm động phát biểu trên tờ báo mạng. 
“Theo luật nghĩa vụ quân sự vừa thông qua, Bộ GD-ĐT và các ban ngành đã thống nhất ra đề dễ hơn khoảng 50% so với năm trước.”
“Một số em khác quyết định không dự thi chiều nay vì cho rằng bộ cho đề dễ như vậy là sỉ nhục vào lòng ham học của học sinh. Còn nhiều em có lực học khá giỏi trở xuống ngay khi ra khỏi phòng thi đã nhìn về phía gia đình và hét to: Con đậu rồi má! Nhưng có vẻ như vì quá gấp nên chúng tôi chỉ nghe loáng thoáng được bốn chữ ĐẬU XANH RAU MÁ! Chúng tôi sẽ tiếp tục đưa tin về kỳ thi đại học sau khi môn thi thứ 2 kết thúc”.
Theo Lê Thoa- Nld

 
 Bà Tưng cũng thi kỳ này!

                                                          

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Hot girl Viet Nam Click Here
Hot girl in the world Click Here